Ngoài 'Chùa Hương', Nguyễn Nhược Pháp còn những tác phẩm nào?

Tần Tần/Zing| 06/11/2018 08:15

Lâu nay, Nguyễn Nhược Pháp nổi tiếng trên văn đàn với bài thơ "Chùa Hương", nhưng ông còn những truyện ngắn, vở kịch ít được thế hệ sau biết tới.

Ngoài 'Chùa Hương', Nguyễn Nhược Pháp còn những tác phẩm nào?
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Ảnh: Tư liệu gia đình.

Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), con trai học giả Nguyễn Văn Vĩnh, là một nhà thơ trữ tình với áng thơ bất hủChùa Hương. Sau khi được phổ nhạc, những vần thơ "Hôm qua em đi chùa Hương/ Hoa cỏ mờ hơi sương/ Cùng thầy me em em dậy/ Em vấn đầu soi gương" càng trở nên nổi tiếng hơn, với sức lan truyền mạnh mẽ.

Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thành, Hoài Chân viết về Nguyễn Nhược Pháp: "Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp.... Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao".

"Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng".

Ngoai 'Chua Huong', Nguyen Nhuoc Phap con nhung tac pham nao? hinh anh 1
Hoa một mùa mới ra mắt được coi là một toàn tập của Nguyễn Nhược Pháp.

Ngoài sáng tác thơ, Nguyễn Nhược Pháp còn viết truyện ngắn, kịch và là tác giả của nhiều bài phê bình văn học thể hiện một nhãn quan tinh tế. Tuy chỉ sống đến 24 tuổi, Nguyễn Nhược Pháp để lại khối tác phẩm khiến chúng ta thán phục một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. 

Mới đây, các tác phẩm của ông được tập hợp trong cuốn Hoa một mùa (NXB Phụ Nữ phát hành). Sách gồm tất cả sáng tác gồm truyện ngắn, kịch, thơ, phê bình văn học dịch từ nguyên bản tiếng Pháp.

Sách giới thiệu ba truyện ngắn của Nguyễn Nhược Pháp: Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư; sáu vở kịch: Một chiều Chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao. Truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp lấy chủ đề chung là các câu chuyện trong gia đình buổi giao thời với những xung đột mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa bạn bè đồng trang lứa. Lời văn giản dị mà hóm hỉnh, kín đáo bộc lộ tính cách của nhân vật. 

Trong khi đó, 10 bài thơ cho thấy tác giả tập trung vào các nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử qua đó thể hiện những tâm tư của mình. Các bài thơ trong sách gồm: Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây

10 bài phê bình của Nguyễn Nhược Pháp viết bằng tiếng Pháp được dịch, và đưa vào sách, gồm bài viết về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và điệu, viết về sân khấu kịch thời đó... Ở thể loại phê bình, Nguyễn Nhược Pháp chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của từng tác phẩm, tác giả. Các bài phê bình được viết ở độ tuổi ngoài đôi mươi cho thấy sự sắc sảo, kiến thức rộng của người mà lâu nay vẫn được gọi là "nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp". 

Với khối tác phẩm như vậy, Nguyễn Nhược Pháp được cho là "một chàng trai trẻ nhưng nhìn cuộc đời theo cách của người già". 

Bên cạnh các tác phẩm, cuốn sách còn có phần phụ lục bàn về Nguyễn Nhược Pháp của các bạn văn cùng thời, lớp hậu thế khi nhìn vào trước tác của ông. 

Hoa một mùa mang lại cái nhìn toàn cảnh về sáng tác, qua đó thấy được tài năng của Nguyễn Nhược Pháp. Cuốn sách phần nào cho thấy đời sống xã hội Việt Nam buổi giao thời, giúp ta cảm nhận đâu đó một tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, lặng lẽ quan sát đời sống và sáng tác. 

Cuốn sách được biên soạn bởi Nguyễn Lân Bình (cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh, người gọi Nguyễn Nhược Pháp bằng bác ruột). Nhiều năm qua, ông Lân Bình đã dành tâm huyết, công sức để sưu tầm, gìn giữ và phát triển di sản mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh để lại.

Khi thực hiện xong cuốn Hoa một mùa, ông Lân Bình chia sẻ cảm xúc: "Hôm nay, tôi hoàn thành cuốn sách thứ sáu, nhờ ý tưởng từ bộ sách dự kiến nhiều tập, và cuốn sách này chắc là duy nhất, gồm hầu hết sáng tác văn học của người bác ruột, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, lòng dạ tôi mênh mang tự hào. Tôi đã dâng cuốn sách trước phần mộ của ông và thưa rằng: 'Chúng con biết ơn ông, biết ơn những giá trị văn hóa mà ông đã để lại cho đời, và đã giúp chúng con ngẩng cao đầu'".

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • 5 nhóm giải pháp phát huy vai trò tiên phong của văn học, nghệ thuật Thủ đô
    “Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước sang một trang sử mới - trang sử hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do, đổi mới và phát triển; đồng thời cũng mở ra cho văn học, nghệ thuật nước nhà một không khí mới, không gian mới, giai đoạn văn hóa, văn nghệ thống nhất, giao hòa, phát triển trong tính tổng thể, toàn vẹn, tiến bộ và cách mạng”, NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội khẳng định tại hội thảo “Văn học nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất” do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức sáng ngày 16/4/2025.
  • Xây dựng "Trường học hạnh phúc" gắn với các hoạt động thực tế của ngành giáo dục Thủ đô
    Hàng trăm học sinh cùng các giáo viên tại các trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội hào hứng cổ vũ cho các tác phẩm thể loại hòa tấu và đệm hát do các em học sinh thuộc các ban/nhóm nhạc thể hiện tại trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; qua đó cho thấy hiệu quả của Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội lần thứ II năm 2025 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc mà ở đó tình cảm giữa thầy và trò, giữa các em học sinh với nhau thực sự gắn kết và gần gũi.
Đừng bỏ lỡ
Ngoài 'Chùa Hương', Nguyễn Nhược Pháp còn những tác phẩm nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO