Ngõ Hàng Bông Lờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

31/07/2017 10:16

Ngõ Hàng Bông Lờ dài 88m, rộng 5m. Từ phố Tống Duy Tân đến phố Hàng Bông. Đây nguyên là con đường đi vào cửa mở qua dương mã thành tức là một cái mang cá xây bảo vệ cho cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Mang cá này có cạnh phía đồng gần trùng với đoạn đường xe lửa chạy ở mé sau phố Tống Duy Tân và song song với phố này (còn cạnh phía Tây thì gần trùng với đoạn cuối đường Điện Biên Phủ).

Ngõ Hàng Bông Lờ dài 88m, rộng 5m.

Từ phố Tống Duy Tân đến phố Hàng Bông. Đây nguyên là con đường đi vào cửa mở qua dương mã thành tức là một cái mang cá xây bảo vệ cho cửa Đông Nam của thành Thăng Long đời Nguyễn. Mang cá này có cạnh phía đồng gần trùng với đoạn đường xe lửa chạy ở mé sau phố Tống Duy Tân và song song với phố này (còn cạnh phía Tây thì gần trùng với đoạn cuối đường Điện Biên Phủ).

Thời Pháp thuộc là phố Lông-đơ (rue Llonde). Sau cách mạng ta đổi là phố Cấm Chỉ theo như dân chúng quen gọi vì thời xưa chỗ này là nơi “Cấm chỉ” không cho một ai đi tới khi đã có trống thu không (tức vào lúc chiều tối).

Đợt đổi tên phố tháng 6/1964 đã đổi Cấm Chỉ ra tên này. Sau đó không rõ từ bao giờ, biển tên phố lại ra là ngõ Hàng Bông. Trước đây gọi là ngõ Hàng Bông Lờ là vì phố Hàng Bông đoạn từ ngõ Hội Vũ đến phố Cửa Nam gọi là phố Hàng Bông Lờ vì ở đây bán các loại dụng cụ đánh cá đồng cá sông: lờ, đó, chúm… Còn cái tên Cấm Chỉ thì đã từng có người giải thích bằng sự tích chúa Chổm. Ông chúa này tương truyền có tên là Lê Duy Ninh, con của vua Lê Chiêu Tông với một cô gái bán rượu làng Lủ (Kim Lũ nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì – Hà Nội).

Chuyển kể rằng vua Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giam ở gần một cửa ô. Hàng ngày có cô hàng rượu tới bán rượu cho lính canh và cả ông vua ở tù. Hai người dan díu với nhau. Khi cô gái có mang thì Chiêu Tông bị giết. Cô chạy vào Thanh Hóa, sinh ra Chổm. Chổm lớn lên trong cảnh nghèo khó, mắc nợ nhiều. May sao Nguyễn Kim tìm được, đưa lên làm vua tức là Lê Trang Tông và phát động cuộc chiến chống nhà Mạc. Khi họ Trịnh (nối sự nghiệp Nguyễn Kim) thắng Mạc, đưa Chổm về Thăng Long thì bày chủ nở theo đòi nợ suốt dọc đường về đến kinh đô. Vua trả mãi không hết nợ, nên khi xa giá đến chỗ cửa nam thành, ông ra lệnh, cấm chỉ, chém tất những kẻ còn cố đi theo đòi nợ. Chỗ đó chính là ngã tư Cấm Chỉ!

Thực ra đây chỉ là chuyện dân gian kể cho vui và phần nào chế diễu vua chúa chứ Lê Trang Tông được Nguyễn Kim dựng lên năm 1533 có mẹ người Thanh Hóa, họ Phạm. Cả đời ông chưa hề nhìn thấy Thăng Long vì ông chỉ được làm vua từ 1533 đến 1548 thì qua đời và suốt thời gian đó hoàn toàn ở Thanh Hóa. Thăng Long chỉ được Trịnh Tùng giải phóng vào năm 1593 tức 45 năm sau khi Lê Trang Tông qua đời!

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ngõ Hàng Bông Lờ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO