Nghệ sĩ Xuân Hinh bị chỉ trích vì biểu diễn với trang phục phản cảm ở chùa

Kim Thoa (T/h)| 01/11/2022 17:09

Trong clip được lan truyền trên mạng, nhiều người "thảng thốt" khi thấy hình ảnh nghệ sĩ Xuân Hinh trong trang phục giả gái cộc cỡn, nhảy múa tại sân khấu với phần trang trí phông bạt kiểu chùa chiền. Rất nhiều bình luận khiếm nhã dành cho danh hài...

unt1667222752_7015.jpeg
Hình ảnh Xuân Hinh giả gái với trang phục váy ngắn tại lễ khánh thành nhà thờ Tổ ở một ngôi chùa tại Hải Dương gây xôn xao dư luận.

Ngay sau đó, nghệ sĩ Xuân Hinh đã lên tiếng về sự việc này. Ông cho biết đây là buổi biểu diễn tại chùa Sùng Minh, Hải Dương. Theo yêu cầu của khán giả và được phép của BTC cũng như các cụ trong làng, ông đã biểu diễn một tiểu phẩm biến hình trang phục kết hợp trên sân khấu trước chùa: "Tôi thể hiện nhiều dạng nhân vật theo yêu cầu của khán giả, lúc thì là Chí Phèo, Thị Nở, lúc tôi lại hát Chầu Văn, lúc thì hóa thân thành gái,... Họ chẳng quay cả đoạn, họ cắt cúp đưa lên khiến khán giả hiểu lầm. Bà con ngồi dưới rất ủng hộ tôi, có ai kêu ca gì đâu".

Khi khán giả thắc mắc vì sao Xuân Hinh lại chọn lựa trang phục hớ hênh như vậy để biểu diễn ở nơi linh thiêng như chùa chiền, ông chia sẻ vì phải diễn một chuỗi nhân vật đa tính cách nên việc mặc trang phục của ông như thế là bình thường, không có gì phải tranh cãi. Hơn nữa, hiện tại ông đã nghỉ hưu và không có nhu cầu nổi tiếng nên hình ảnh làn truyền không đúng trên mạng xã hội rất ảnh hưởng tới cuộc sống của nam nghệ sĩ. 

Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, buổi biểu diễn giả gái với trang phục váy ngắn của nghệ sĩ Xuân Hinh trong khuôn viên chùa ở Hải Dương, dù giải thích với bất kỳ lý do gì, cũng được xem là một sự việc đáng tiếc. Đây là một bài học kinh nghiệm đối với các nghệ sĩ trong việc tổ chức biểu diễn ở những không gian nhất định, đặc biệt là các không gian liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Nghệ sĩ Xuân Hinh sinh năm 1960 tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Nhà nghèo lại đông anh chị em nên  tuổi thơ của Xuân Hinh nếm trải nhiều khó khăn. Tuy nhiên ngay từ nhỏ ông đã thể hiện năng khiếu và niềm đam mê nghệ thuật. Năm 1983, Xuân Hinh thi đỗ vào trường Sân khấu Điện ảnh, ngành hát dân ca. Xuân Hinh sau đó được giữ lại làm giảng viên trong trường nhưng ông từ chối. Năm 1997 Xuân Hinh được phong tặng danh hiệu NSƯT.  Với hình ảnh gần gũi dân dã và cái duyên chọc cười một cách tự nhiên, ông được khán giả yêu mến gọi là 'Vua hề chèo', 'Vua hài đất Bắc'…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Nghệ sĩ Xuân Hinh bị chỉ trích vì biểu diễn với trang phục phản cảm ở chùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO