Ngày thơ Việt Nam sự cộng hưởng thi ca

Hoàng Anh| 15/03/2018 21:25

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 diễn ra vào rằm tháng Giêng năm nay tiếp tục tưng bừng không khí lễ hội thi ca...

Ngày thơ Việt Nam sự cộng hưởng thi ca
Tổ khúc “Những đứa con bất tử của mẹ Tổ quốc” được trình diễn tại ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI. Ảnh: HT

Cũng giống như những ngày thơ trước đó, ngày thơ Việt Nam năm nay vẫn cuốn hút đông đảo khách thơ cùng biểu tượng những cánh buồm thơ. Sân thơ truyền thống đã chật như nêm khi tiếng trống khai hội bắt đầu. Chẳng thế mà nhà thơ Hữu Thỉnh đã có những lời phát biểu khai mạc thật nức lòng khi nhấn mạnh: “16 năm qua, những nhà thơ và công chúng yêu thơ đã đưa thú thưởng ngoạn thơ ca tao nhã của một nhóm nhỏ trong một thính phòng trở thành cuộc giao tiếp rộng lớn của cả nước, tạo nên sự cộng hưởng đẹp đẽ giữa nhà thơ và người đọc”.

Trong ngày hội thi ca này, những bài thơ “đi cùng năm tháng” về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người trên sân thơ truyền thống thêm một lần nữa sang sảng vang lên: 

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân. 
Tên Anh đã thành tên đất nước 
Ôi anh Giải phóng quân! 
Từ dáng đứng của Anh giữa 
đường băng Tân Sơn Nhứt 
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)

Hay bài thơ “Lời mẹ” của nhà thơ Hữu Thỉnh được nữ nhà thơ Nhật Bản Kohei Ikura đọc bằng tiếng Nhật đã đem đến bao ngẫm suy:

Tôi bước ra ngoài ngõ 
Gió thổi. Nước triều lên 
Đi hoài không gặp tiên 
Đành quay về hỏi mẹ 

- Hãy yêu lấy con người 
Dù trăm cay nghìn đắng 
Đến với ai gặp nạn 
Xong rồi, chơi với cây! 

Ở sân thơ trẻ, bên cạnh những tác phẩm viết về tình mẫu tử, tình yêu đôi lứa, khát vọng tuổi trẻ như: Hoàng Xuân Tuyền, Thy Nguyên, Trương Xuân Thiên, Ngô Gia Thiên An, Nam Thiên Phú, Lý Hữu Lương, Trần Thị Hằng, Trần Nhật Minh, Nguyễn Thị Kim Nhung, Tạ Anh Thư, Đặng Thiên Sơn, Hoàng Anh Tuấn, tổ khúc “Những đứa con bất tử của mẹ Tổ quốc” – kịch bản dựa theo truyện ngắn “Những bức thư gửi từ biển” của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, được các nhà thơ Hữu Việt, Nguyễn Thị Mai, Đặng Huy Giang, Bàng Ái Thơ, Phạm Văn Anh, Nguyễn Quang Hưng... thể hiện đã gieo vào lòng độc giả biết bao cảm xúc. Theo nhà văn Võ Thị Xuân Hà, tổ khúc đã được đoàn công tác của Hội Nhà văn Việt Nam trình diễn trên tàu HQ 996 trong đợt đi thực tế sáng tác tại Trường Sa vào tháng 4 năm 2014. “Tôi rất xúc động khi tổ khúc tiếp tục được trình diễn đầy ấn tượng tại ngày thơ Việt Nam năm nay và được độc giả hào hứng đón nhận. Có thể thấy, khi thơ và văn xuôi cùng kết hợp một cách hài hòa, tinh tế thì sẽ cùng cất cánh, thăng hoa...” – Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nói.

Giữa những áng thơ hào hùng, xúc động ấy nhiều người không khỏi băn khoăn khi phần ca múa nhạc có phần lấn át thi ca. Và cũng tiếc thay khi phần đông khách thơ đều ở bậc cao niên. Còn nhớ ngày thơ Việt Nam năm 2016, sắc màu ngày hội này thêm phần sinh động khi có thêm sân thơ thiếu nhi đầy hồn nhiên, tươi tắn. Năm đó, ngày hội đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các em học sinh đến từ nhiều trường phổ thông ở Hà Nội. Vậy nhưng ngày hội năm nay vắng hẳn những khách thơ trẻ tuổi ấy. Thực tế này khiến bao người đặt câu hỏi: liệu rằng trong tương lai có mấy ai còn quan tâm đến thơ nếu như hôm nay không khéo léo dẫn dắt các em đến với thi ca? 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Ngày thơ Việt Nam sự cộng hưởng thi ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO