Ngày Thơ Việt Nam năm 2019: Hướng đến sự tương tác của các nhà thơ với công chúng

Thùy Linh| 18/02/2019 10:46

Sáng ngày 17/2/2019 (tức ngày 13 tháng Giêng) Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII được khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với chủ đề chính “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, biển đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (17.2.1979 - 17.2.2019).

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII – Nguyên tiêu Kỷ Hợi 2019 năm nay tổ chức với quy mô lớn, bao gồm ba sự kiện: Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII tại 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh) và Bắc Giang.

Nét đặc biệt của Ngày thơ Việt Nam năm naykhông chỉ có sự tham dự của những người yêu thơ trong cả nước mà còn là sự tham gia của 190 các nhà thơ, nhà văn, dịch giả văn học nổi tiếng trên thế giới từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội các nhà văn, nhà thơ Việt Nam giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhiều văn nghệ sĩ trên thế giới đồng thờiđể giới thiệu quảng bá, đưa văn học Việt Nam ra thế giới.


Phát biểu khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: “Đây là ngày hội đặc biệt của thơ ca. Đây là ngày hội để tôn vinh thơ ca, chính là tôn vinh đất nước, tôn vinh con người và tôn vinh văn hóa Việt Nam”. Đồng thời Ông cũng nhấn mạnh rằng: với chủ đề “Sông núi trên vai”, các nhà thơ đặt lợi của tổ quốc, đặt lợi ích của dân tộc, đặt lợi ích của nhân dân là trên hết. Tổ quốc và nhân dân là cảm hứng, là niềm say đắm, là làm thăng hoa và trách nhiệm của các nhà thơ Việt Nam… Sự có mặt của các bạn bè quốc tế tại đây chính là sự ủng hộ to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.


Trên sân thơ, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã trình diễn bài thơ “Tổ quốc nơi biên thùy”. Bài thơ được ông viết vào ngày 12.7.2016 trong chuyến công tác cùng Hội Nhà văn Việt Nam đến Vị Xuyên Hà Giang.  Đó cũng là ngày giỗ trận Vị Xuyên 12-7-1984.


Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến “Đất nước của chúng ta liên tục trải qua những cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, cũng chính vì thế mà nhân dân nhiều thế hệ đã phải chịu đựng bao nhiêu nỗi đau thương, mất mát. Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc chúng ta đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình, đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường để gìn giữ non sông này, để mang lại tự do và hạnh phúc cho thế hệ mai sau… Chính vì thế cần có thêm những sáng tác đánh thức tâm tư, tình cảm, trách nhiệm của giới trẻ với những vấn đề của đất nước”.


Cũng tại Ngày thơ Việt Nam năm 2019 đã diễn ra Sân thơ Trẻ 2019 với thông điệp “Mở đường bay phía trước” có sự tham gia của nhiều gương mặt thơ như: Đoàn Văn Mật, Nguyễn Anh Vũ, Miên Di, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Tú Anh, Nguyễn Thị Kim Nhung, Khúc Hồng Thiện, Ngô Gia Thiên An, Lý Hữu Lương…Các câu lạc bộ của các hội thơ cũng đã được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho các câu lạc bộ giao lưu với nhau.

Năm nay Ban tổ chức Sân thơ Trẻ chú trọng hơn đến các hoạt động tổng thể, sự tương tác, đồng hành của các nhà thơ với công chúng. Sân thơ Trẻ có Cổng thông tin thơ giới thiệu về các tác giả thơ trẻ cùng những sáng tác của họ, tại đây công chúng có cơ hội giao lưu trực tiếp với tác giả mà mình yêu mến.


Một số hình ảnh phóng viên báo Người Hà Nội ghi nhận tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII - Xuân Kỷ Hợi 2019:

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019


Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019


Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019

Nhiều nét đặc biệt tại Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019
Ngày Thơ Việt Nam năm 2019 có 
sự tham gia của 190 các nhà thơ, nhà văn, dịch giả văn học nổi tiếng trên thế giới từ 49 quốc gia và vùng lãnh thổ

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Ngày Thơ Việt Nam năm 2019: Hướng đến sự tương tác của các nhà thơ với công chúng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO