Ngành Nông nghiệp tăng trưởng trong khó khăn

HNM| 03/07/2019 08:16

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

Vượt qua thách thức, khó khăn, 6 tháng đầu năm 2019, ngành Nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá. So với cùng kỳ năm 2018, mức tăng trưởng đạt 2,71%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,77 tỷ USD, tăng 2,2%; nông sản chính ước đạt 9,28 tỷ USD, giảm 9,2%; sản phẩm chăn nuôi ước đạt 320 triệu USD, tăng 4,6%; thủy sản ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,3%; lâm sản chính ước đạt 5,23 tỷ USD, tăng 20,3%...

Tại hội nghị, các đại biểu nhận định, 6 tháng đầu năm 2019, ngành Nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở 60 tỉnh, thành phố; số lợn bị bệnh và buộc phải tiêu hủy hơn 2,8 triệu con. Đây là thiệt hại lớn cho ngành Nông nghiệp trong các tháng đầu năm. 

Trong khi đó, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mặc dù tăng trưởng nhưng chậm so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân chính là do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã tác động mạnh tới một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính ngạch dẫn tới thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay giảm 1,84% so với cùng kỳ năm trước.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ nay đến cuối năm 2019, nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2019 là 3% theo kế hoạch, kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD, Bộ tiếp tục chỉ đạo sản xuất, thúc đẩy phát triển những lĩnh vực còn dư địa tăng trưởng để bù đắp cho những lĩnh vực khó đạt mục tiêu. 

Trong đó, tập trung tăng sản lượng gỗ khai thác hơn 8%, đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu; sản lượng thủy sản lên hơn 6,5%. Đối với chăn nuôi, tăng sản lượng các loại vật nuôi khác thay cho lợn như: Gia cầm tăng khoảng 13-14%; trứng gia cầm tăng hơn 12%; thịt bò tăng 7%...

Bên cạnh đó, Bộ tập trung tháo gỡ rào cản kỹ thuật, giải quyết vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Khối Liên minh Á - Âu…; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh/địa phương gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Bộ NN&PTNT tiếp tục chú trọng công tác thị trường, dự báo, cân đối cung - cầu, phát triển thị trường mới, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Ngành Nông nghiệp tăng trưởng trong khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO