'Nếu có cứu hộ kịp thời, các bạn em không chết đau thương như vậy'

Theo vietnamnet.vn| 26/08/2019 09:35

Nữ sinh chứng kiến cảnh bạn mình chìm dần rồi mất tích trên biển Mũi Né (Bình Thuận) nức nở thuật lại sự việc.

Phương Uyên (18 tuổi), thành viên nữ trong nhóm thanh niên trẻ đi du lịch ở Mũi Né có 4 người thiệt mạng kể lại, nhóm của em có 12 người (9 nam, 3 nữ), có người vừa học xong lớp 12, người vừa học xong năm 1 đại học, tổ chức đi du lịch Mũi Né 3 ngày 2 đêm. 
'Nếu có cứu hộ kịp thời, các bạn em không chết đau thương như vậy'
Hàng trăm người dân và du khách trắng đêm theo dõi lực lượng cứu hộ làm việc 

Khoảng 15 giờ chiều 22/8, sau khi nhận phòng tại một khách sạn trên đường Nguyễn Đình Chiểu, 3 bạn do đi xe mệt nên ở lại khách sạn ngủ, 9 bạn ra biển chơi. Có 6 bạn xuống biển tắm, Uyên và 2 người bạn ngồi trên bờ.

Do biển động, sóng lớn và hầu như không biết bơi nên cả nhóm chỉ tắm ở mép sát bờ. Bất ngờ 1 cơn sóng lớn ập đến kéo cả nhóm ra xa cách vị trí ban đầu khoảng 10m. Lúc này Phương Uyên thấy các bạn chới với trong làn nước, có bạn bị nước ngập chỉ thấy đỉnh đầu, cả nhóm cố gắng trở lại bờ nhưng càng lúc càng bị đẩy ra xa.

Thấy vậy, Uyên và 2 bạn tri hô kêu cứu nhưng không thấy ai. Nhìn thấy 1 người đàn ông đang ngồi vá lưới trên chiếc thúng cạnh bờ biển, em liền chạy đến nhờ đưa thúng ra cứu, nhưng người này từ chối vì đang bị đau tay, sức yếu không bơi được.

Không có ai ra cứu nên 1 người bạn nam đã liều mình bơi ra biển cứu các bạn nhưng do sóng to, sức yếu và bị các bạn đeo bám nên người bạn nam này cũng chới với không đưa được ai vào bờ. 

'Nếu có cứu hộ kịp thời, các bạn em không chết đau thương như vậy'
Một nhân chứng kể lại sự việc 

Cùng lúc này thấy có 2 người nước ngoài ở gần đó, Uyên và 1 bạn còn lại trên bờ chạy đến kêu cứu. Sau đó 2 người nước ngoài này bơi ra đưa được 3 người vào bờ (trong đó có thanh niên bơi ra cứu bạn).

Theo Phương Uyên, khi sự việc xảy ra một lúc sau ca nô mới tới, nhưng khi đó 4 bạn đã bị nước cuốn trôi.

Media player poster frame

"Nếu có lực lượng cứu hộ kịp thời thì các bạn của em đã không chết đau thương như vậy, vì thời gian từ lúc xảy ra sự việc đến khi các bạn bị cuốn trôi phải mất khoảng 30 phút" Uyên đau đớn nói.

Được biết, khu vực bãi biển mà nhóm nam sinh bị nạn nằm ở phía đường dân sinh xuống biển nơi du khách ở các khách sạn phía trong đường Nguyễn Đình Chiểu thường ra tắm. Tại thời điểm xảy ra sự việc, khu bãi biển này không có lực lượng cứu hộ. 

'Nếu có cứu hộ kịp thời, các bạn em không chết đau thương như vậy'
Đến 5h30 sáng nay, lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm người bị nạn

Ngày 11/8, sau khi xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 6 người thiệt mạng ở thị xã Lagi (Bình Thuận) hôm 10/8 và nhiều vụ đuối nước xảy ra trước đó, Sở Văn hoá TT&DL Bình Thuận đã có công văn khẩn gửi các đơn vị liên quan, nêu rõ, vùng biển Bình Thuận chịu ảnh hưởng mưa lớn, nước biển dâng cao, có sự tác động đến du khách tham quan tắm biển và tình hình thời tiết xấu có nguy cơ xảy ra đuối nước rất cao.

Sở đề nghị các địa phương, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các doanh nghiệp du lịch, ban quản lý các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh khẩn trương kiểm tra, rà soát, tăng cường các trang thiết bị, phương tiện để thay thế và bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo công tác cứu hộ, cứu đuối; tăng cường lực lượng nhân viên trực cứu hộ, cứu đuối sẵn sàng để ứng phó kịp thời.

Các đơn vị nêu trên cần chủ động tuyên truyền, thông báo đến du khách và kiên quyết, hạn chế cho du khách tắm biển trong điều kiện thời tiết xấu. Tuy nhiên, vẫn xảy ra vụ đuối nước khiến 4 thanh niên trẻ thiệt mạng nói trên.

Bài liên quan
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
'Nếu có cứu hộ kịp thời, các bạn em không chết đau thương như vậy'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO