Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững

Đăng Chung| 23/06/2018 09:54

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
và nâng cao năng lực cạnh tranh chủ trì cuộc họp với các thành viên Hội đồng. (Ảnh: Đình Nam)

Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã quyết định kiện toàn Hội đồng. Đề nghị các Thành viên Hội đồng phát huy kết quả hoạt động của Hội đồng thời gian qua, tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cải thiện môi trường kinh doanh


Trong thời gian còn lại của năm 2018 và thời gian tới, các Thành viên Hội đồng cần nghiên cứu, chủ động đề xuất Hội đồng thảo luận và tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực bộ, cơ quan mình quản lý, phụ trách, theo dõi, đề xuất lựa chọn một số vấn đề cần tập trung chỉ đạo như: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ.


Đồng thời, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Hội đồng sẽ đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch tại Phiên họp cuối năm.


Đề nghị Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá từng chỉ tiêu phát triển bền vững theo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; các tiêu chí này phải cụ thể, theo thông lệ, tiêu chí quốc tế, lưu ý áp dụng phương thức đánh giá theo nguy cơ.


Mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề


Các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Quốc gia kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung về cơ chế, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nhiệm vụ được phân công. Trong năm 2018, mỗi Ủy ban phải có ít nhất 01 phiên họp chuyên đề về vấn đề này. Ủy ban về khoa học và công nghệ đẩy mạnh hoạt động, tăng cường tính khoa học trong hoạt động của Hội đồng.


Các Thành viên Hội đồng chủ động nghiên cứu, đề xuất Hội đồng thảo luận về một số vấn đề phát triển bền vững để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu vấn đề phát triển năng lượng sạch. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu một số vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu, môi trường; trong đó có môi trường sinh hoạt, liên quan đến lối sống, thái độ, hành vi ứng xử, văn hóa con người đối với môi trường sống. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp nghiên cứu vấn đề phát triển con người, trong đó có các mục tiêu, giải pháp giáo dục nhân văn, đạo đức, văn hóa, phát huy sáng tạo cá nhân, giáo dục và phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức công dân toàn cầu…


Tổ chức và hoạt động của Hội đồng


Hội đồng nhất trí đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc bổ sung Ủy ban về quan hệ đối tác công tư là một ủy ban chuyên môn thuộc cơ cấu Hội đồng; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư; đại diện lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhiệm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Ủy ban về quan hệ đối tác công tư.


Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ quan liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các Ủy ban chuyên môn của Hội đồng khẩn trương quyết định về thành viên Ủy ban, trong đó có các Thành viên Hội đồng, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia, chủ động tổ chức hoạt động của Ủy ban theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18/4/2018.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO