Năm tội không còn án tử hình từ ngày 1-1-2018

VnE| 24/10/2017 23:48

Cướp tài sản, Đầu hàng địch, Chống mệnh lệnh… là những tội được bỏ hình phạt tử hình khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.

Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 với nhiều quy định thay đổi mức hình phạt so với Bộ luật Hình sự 1999, trong đó có một số tội danh không còn áp dụng án tử hình.

Tội Cướp tài sản

Theo quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 1999, đây là hành vi dùng, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt thấp nhất với người có hành vi cướp tài sản là ba năm tù.

Nếu gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người, chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người tội phạm sẽ phải chịu mức án tử hình. 

Nội dung tội danh này tại Bộ luật Hình sự 2015 được giữ nguyên song án tử hình đã không còn. Theo luật mới, mức phạt cao nhất là tù chung chân, hình phạt khởi điểm vẫn ba năm tù.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 nêu rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị mức phạt thấp nhất là hai năm tù. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... mức án cao nhất là tử hình.

Ở Bộ luật Hình sự 2015, tội danh này được quy định tại Điều 193. Các hành vi và yếu tố cấu thành tội phạm không thay đổi nhưng mức án cao nhất là tù chung thân. 

Tội đầu hàng địch

Điều 322 Bộ luật Hình sự 1999 thể hiện: Người là chỉ huy hoặc sĩ quan trong chiến đấu mà đầu hàng địch, giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; lôi kéo người khác phạm tội; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là tử hình.

Cùng hành vi, tội danh này tại điều 399 Bộ luật Hình sự 2015 có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Các nội dung khác của điều luật giữ nguyên.

Tội chống mệnh lệnh

Hình phạt cao nhất với người phạm tội Chống mệnh lệnh theo Bộ luật Hình sự 1999 là tử hình. Song khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, hình phạt này sẽ không còn.

Điều 316 (Bộ luật Hình sự 1999) được thay thế bởi điều 394 (Bộ luật Hình sự 2015) đều quy định người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người chống mệnh lệnh bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.

Với tội danh này, điều 231 Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa xã hội mà có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải đối mặt mức án tử hình.

Tại Bộ luật Hình sự 2015, tội này quy định chỉ thay đổi mức án cao nhất là tù chung thân, các nội dung khác giữ nguyên.

Ngoài năm tội nêu trên, các hành vi: Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, Bộ luật Hình sự 1999 quy định gộp chung tại điều 194. Mức hình phạt cao nhất cho tội "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy" là tử hình.

Tại Bộ luật Hình sự 2015, điều 194 được tách ra thành bốn tội, quy định tại bốn điều luật khác nhau với các khung hình phạt, dấu hiệu nhận biết riêng biệt.

Cụ thể, điều 249 quy định tội Tàng trữ trái phép chất ma túy có mức phạt cao nhất là chung thân.

Điều 250, tội Vận chuyển trái phép chất ma túy quy định có mức án cao nhất là tử hình.

Điều 251, tội Mua bán trái phép chất ma túy có mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Điều 252, tội Chiếm đoạt chất ma túy có mức hình phạt cao nhất là chung thân.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Năm tội không còn án tử hình từ ngày 1-1-2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO