Những ngày này, đến xã Vân Hà - vùng trồng bưởi lớn nhất huyện Phúc Thọ tràn ngập hương sắc vàng óng, thơm nức từ những vườn bưởi Tam Vân sai trĩu quả. Bưởi Tam Vân, giống bưởi ngon nổi tiếng, bắt đầu vào vụ hứa hẹn một mùa vàng bội thu, mang lại đời sống ấm no cho hàng trăm hộ dân trong xã, cuốn hút khách tham quan, trải nghiệm…
Gọi là bưởi “Tam Vân” bởi bưởi có nguồn gốc và được trồng nhiều ở 3 xã: Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc (huyện Phúc Thọ). Đây là giống bưởi bản địa có sức đề kháng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây cao, nhiều quả, quả tròn, vỏ mỏng, vị ngọt, mùi thơm dịu nhẹ. Từ những năm 1990 trở lại đây, nhận thấy tiềm năng, hiệu quả, điều kiện tự nhiên, đất đai thuận lợi cho các giống bưởi này phát triển, nhiều hộ gia đình với kinh nghiệm sản xuất lâu năm đã mạnh dạn đầu tư thâm canh, kết hợp các biện pháp khoa học kỹ thuật chiết ghép, nhân cấy... Đến nay, giống bưởi Tam Vân của xã Vân Hà cho chất lượng cao, dễ tiêu thụ trên thị trường.
Bưởi Tam Vân - Vân Hà có nhiều đặc tính nổi trội: Cây có độ cao trung bình nên thuận lợi cho chăm sóc, thu hoạch, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt, khả năng thâm canh cao. Có những cây bưởi cho tới 500 quả/năm. Quả tròn, màu vàng, vỏ mỏng, mỗi quả trung bình có 12-13 múi, múi to đều, bóc róc cùi, tép bưởi màu vàng trong, ráo nước, giòn, mùi thơm mát, dịu nhẹ, vị ngọt, không he (độ đường từ 16-18%).
Thời gian chín và thu hoạch bưởi vào dịp tháng 11, 12 và Tết Nguyên đán nên sản phẩm tiêu thụ nhanh và đạt giá trị kinh tế cao. Giá bán trung bình hiện nay 15.000 - 20.000 đồng/quả. Giá trị thu nhập từ diện tích bưởi đã cho ăn quả năm 2021 ước đạt khoảng 45 tỷ đồng. Nhiều hộ thu nhập cao từ trồng bưởi, từ 400 triệu đến 800 triệu đồng/năm. Tiêu biểu như hộ gia đình các ông: Đặng Văn Hà, Cao Văn Ngân, Đặng Văn Lợi, Cao Văn Mai, Trần Văn Hùng…
Với lợi thế về thổ nhưỡng, xã Vân Hà đã phát triển cây bưởi thành cây chủ lực của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng bưởi của xã tăng dần qua các năm. Đến nay, xã Vân Hà là vùng chuyên canh cây bưởi lớn nhất huyện Phúc Thọ với 73ha (chiếm 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã). Ngoài ra, nhân dân còn thuê thầu đất nông nghiệp của các xã liền kề khoảng 70ha để trồng bưởi.
Theo Chủ tịch UBND xã Vân Hà Bùi Thế Anh, hiện nay, xã đang khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch. Gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, địa phương đã xây dựng hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, trong những ngày qua, Vân Hà đã thực hiện vẽ tranh lên các bức tường ven trục đường chính của xã, làm đẹp diện mạo nông thôn. Chủ đề xuyên suốt của con đường bích họa là quá trình hình thành và phát triển của quê hương Vân Hà. “Trước đây, vùng đất Vân Hà chỉ trồng toàn ngô, khoai, nay đã chuyển sang trồng bưởi, nhờ vậy, làng quê ngày càng trù phú, tạo điểm nhấn hấp dẫn khách du lịch”, ông Bùi Thế Anh tự hào nói.
Nhằm tôn vinh cây ăn quả đặc sản của địa phương, UBND huyện Phúc Thọ đang gấp rút chuẩn bị tổ chức lễ công bố nhãn hiệu bưởi Tam Vân - quảng bá sản phẩm OCOP, bưởi Phúc Thọ lần thứ nhất diễn ra vào ngày 18 và kéo dài đến hết ngày 20-12-2021 tại xã Vân Hà. Chương trình quảng bá sản phẩm có quy mô khoảng 40 gian hàng cùng các hoạt động trưng bày triển lãm, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, làng nghề tiêu biểu, sản phẩm OCOP của huyện Phúc Thọ. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, du khách sẽ được tham quan, du lịch trải nghiệm tại các trang trại bưởi tiêu biểu trên địa bàn xã Vân Hà.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn, thông qua chuỗi hoạt động, Phúc Thọ giới thiệu, quảng bá thương hiệu bưởi Tam Vân, bưởi Phúc Thọ và các sản phẩm OCOP của huyện, góp phần tôn vinh, gìn giữ và phát huy đặc sản của Phúc Thọ, tạo cơ hội xúc tiến thương mại, giới thiệu tiềm năng và thu hút đầu tư về huyện. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Phúc Thọ kết nối, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là khi Tết Nguyên đán sắp tới...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Những ngày đầu tháng 7/2025, tại điểm phục vụ hành chính công của phường Cửa Nam, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng của xã Nội Bài (mới) để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2267/QÐ-BVHTTDL về việc triển khai “Bản ghi nhớ hợp tác văn hóa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Thông tin Kazakhstan” giai đoạn 2025-2027.
Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, Ngành và các tỉnh, thành phố, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Những ngày đầu tháng 7/2025, tại điểm phục vụ hành chính công của phường Cửa Nam, không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, cho thấy tinh thần phục vụ nhân dân đang được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 1407/QĐ-TTg ngày 28/6 về việc quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể.
Vùng đất xứ Đoài địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa của Thủ đô như huyện Đan Phượng trước kia, nổi tiếng với ẩm thực đậm nét truyền thống, như: Nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, bánh tẻ Liên Hà, bánh gio Liên Hồng hay cháo se Hạ Mỗ… Bánh gấc Tân Lập nay thuộc xã Ô Diên - là thứ bánh gói trọn trong đó là sắc đỏ rực rỡ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn trong văn hóa dân gian. Mỗi chiếc bánh là kết tinh của đất, của trời, và trên hết là của bàn tay người thợ quê cần mẫn đang từng ngày gìn giữ hương vị dân gian giữa lòng phố thị hiện đại.
UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" ngành thủ công mỹ nghệ năm 2025 và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng.
Sáng 1/7, HĐND phường Ba Đình tổ chức Kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà dự và chỉ đạo tại Kỳ họp.
Trung tâm Phục vụ Hành chính công Hà Nội vừa có Thông báo số 190/TB-TTPVHCC về công khai các Điểm phục vụ hành chính công thuộc UBND 126 xã/phường, các Chi nhánh thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công và thông tin đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội vừa công bố bản đồ địa chính, bản đồ hình thể cho 126 xã, phường mới khi thực hiện “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” trên địa bàn.
Chiều 30/6, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ trao quyết định của thành phố về công tác cán bộ tại các phường: Tây Hồ, Phú Thượng, Hồng Hà.
Chiều 30/6, tại trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam phường Đại Mỗ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định thành lập phường Đại Mỗ và Quyết định về công tác cán bộ của phường.
Chiều 30/6, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Tựu đã tổ chức lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ tại phường Tây Tựu.