Một góc nhìn cuộc sống từ sân khấu - nghệ sĩ

Phương Bình| 27/07/2021 16:26

Một góc nhìn cuộc sống từ sân khấu - nghệ sĩ
Cuốn sách “Sân khấu - Nghệ sĩ - Và một góc nhìn cuộc sống” của nhà thơ, NSND Lê Huy Quang được Nhà nước đặt hàng.
Nhà xuất bản Sân khấu (Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) vừa phát hành cuốn sách Sân khấu -  Nghệ sĩ - Và một góc nhìn cuộc sống. Đây là cuốn sách của nhà thơ, NSND Lê Huy Quang được Nhà nước đặt hàng. 

Sách dày 542 trang khổ 14.5 x 20.5 cm gồm 4 phần: Sân khấu, Nghệ sĩ, Và một góc nhìn cuộc sống, Phụ lục; phản ánh đời sống văn học nghệ thuật và chân dung các tác giả, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ biểu diễn… đã qua đời, nổi tiếng, thành danh và đang hoạt động tại Thủ đô Hà Nội cũng như trên cả nước trong suốt nửa thế kỷ qua.

Với nhiều năm lăn lộn trong hậu trường và cánh gà sân khấu, được “sống” cùng sân khấu và từ đó có những trải nghiệm về quá trình sáng tạo nghệ thuật trên sàn diễn, NSND Lê Huy Quang đã có nhiều bài viết - những suy nghĩ của riêng mình - về văn học, nghệ thuật được thể hiện trong phần I của tập sách. Đây không chỉ là những quan niệm về công tác nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu trên nửa thế kỷ qua, mà còn là những cảm xúc, đánh giá, nhận định, ghi chép… qua những vở diễn của đồng nghiệp, hay những tác phẩm mà ông trực tiếp thiết kế mỹ thuật. 

Trong phần II và phần III, tác giả viết về chân dung các nhà văn, tác giả, nhà thơ được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật như: Học Phi, Lộng Chương, Mịch Quang, Tào Mạt, Lưu Quang Vũ…; Giải thưởng Nhà nước như: Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Xuân Trình, Hồng Phi, Chu Lai… Bên cạnh đó, tác giả còn khắc họa rõ nét chân dung một số đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng của ngành sân khấu như kịch sĩ, nhà thơ Lê Đại Thanh; NSND tuồng Bạch Trà; NSND chèo Minh Lý; NSND, đạo diễn Xuân Đàm; NSND, đạo diễn Xuân Huyền; NSND Trọng Khôi; NSND Lê Tiến Thọ; NSND Hoàng Khiềm; các NSƯT Đoàn Anh Thắng, Chiều Xuân, Mỹ Linh… cùng các nhà thơ, nhà văn - ngoài công việc văn chương, còn đam mê hội họa như Trần Nhương, Nguyễn Đình Chính, Đỗ Trung Lai. 

Là một họa sĩ nửa thế kỷ gắn bó với sân khấu, NSND Lê Huy Quang đã thiết kế mỹ thuật cho trên 300 vở diễn từ tuồng, chèo, cải lương, dân ca đến kịch nói, nhạc vũ kịch, ca múa nhạc, múa rối, xiếc. Chính từ trong “bếp núc” của sân khấu, ông đã gặp gỡ, quen biết nhiều họa sĩ đã từng thiết kế sân khấu và điện ảnh mà ông yêu mến, quý trọng như danh họa Bùi Xuân Phái (Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật)..., họa sĩ Lê Huy Hòa - họa sĩ Ngô Mạnh Lân (Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật), Tường Vân; và các họa sĩ tên tuổi như: Từ Thành, Lê Huy Tiếp, Lê Trí Dũng, Công Quốc Hà, Lê Quang Chiến… Rất tiếc vì dung lượng có hạn, nên một số bài viết về các văn nghệ sĩ trẻ, chưa thể có mặt trong cuốn sách này.

Ngoài ra, phần Phụ lục của cuốn sách còn in 3 vở kịch nói về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính - bộ đội Cụ Hồ (Họ vẫn là người lính; Một thời lầm lỡ; Phía trước là niềm tin) để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những công việc “bếp núc” của tác giả, NSND Lê Huy Quang, trên con đường sáng tạo nghệ thuật sân khấu.        

Văn học nghệ thuật là một dòng chảy không ngừng giữa hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống, và không thể nào tách rời khỏi cuộc sống. Vì thế, với tư cách là một nghệ sĩ đã nhiều năm gắn bó với “thánh đường sân khấu”, NSND Lê Huy Quang đã gửi gắm lòng mình với nghệ thuật sân khấu, với các nghệ sĩ, với cuộc sống. Và như thế - như lời tự bạch của ông về cuốn sách - mục đích cuối cùng và quan thiết nhất, chính là mang đến một niềm vui nhỏ nhoi, bình dị, cho những người vẫn đang bị hấp dẫn bởi ánh đèn sân khấu hôm nay, cũng như những ai đã và đang yêu quý các nghệ sĩ! 
(0) Bình luận
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Thắp lên cánh đồng mùa xuân
    Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
  • Nhớ miền tết xưa
    Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • NSND Trần Quốc Chiêm với hành trình hồi sinh vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đã chạm đến trái tim khán giả
    Vào 20h tối ngày 24/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội chính chức công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng. Đây là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam.
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Quận Hai Bà Trưng phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025
    Sáng ngày 21/5, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị phát động phong trào “Bình dân học vụ số ” năm 2025 trên địa bàn quận. Đây là một phong trào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong công cuộc xây dựng xã hội học tập và phát triển nền tảng tri thức số của quận Hai Bà Trưng tiến tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số cùng Thủ đô và đất nước.
  • Lũng Chinh - Nơi yêu thương dừng lại
    Ở nơi địa đầu Tổ quốc, giữa đại ngàn đá núi và mây mù quanh năm phủ lối, có những đứa trẻ vẫn ngày ngày băng rừng đến lớp, có những cô giáo lặng lẽ “cắm bản” để giữ ánh sáng con chữ giữa núi rừng. Và cũng chính nơi ấy – xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang – đã trở thành điểm dừng chân đầy cảm xúc trong hành trình thiện nguyện của Câu lạc bộ Thiện Tâm trong những ngày tháng 5 này...
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Chương Mỹ dự kiến trong tháng 5 hoàn thiện đề án cán bộ, nhân sự cấp xã mới
    Thực hiện Hướng dẫn số 09-HD/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ dự kiến hoàn thiện hồ sơ (tờ trình, đề án, phương án cán bộ kèm hồ sơ nhân sự) trình Thành ủy Hà Nội xong trước ngày 30/5/2025.
  • Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
    UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
  • Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất – Giao hòa giữa văn hóa đọc và tinh thần Phật giáo
    Từ ngày 17 đến 21/5/2025, Hội sách Tuệ Đăng lần thứ nhất chính thức diễn ra tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc, tỉnh Hà Nam trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 và hành trình cung nghinh, tôn trí xá lợi Đức Phật – bảo vật quốc gia của Ấn Độ. Sự kiện do Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Chân Tâm và Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam phối hợp tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của sách và khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa đọc trong đời sống hiện đại.
  • Ra mắt vở nhạc kịch "Không gia đình" nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6
    Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Nhà hát Tuổi trẻ giới thiệu đến khán giả yêu nghệ thuật vở nhạc kịch "Không gia đình", chuyển thể từ kiệt tác văn học cùng tên của nhà văn Pháp Hector Malot.
  • Khởi động cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương"
    Từ ngày 17/5-16/6/2025, cuộc thi vẽ minh họa "Chất địa phương" chính thức nhận bài dự thi từ các nghệ sĩ trẻ trên toàn quốc, hướng tới tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc tại các vùng miền Việt Nam thông qua các tác phẩm hội họa sáng tạo.
  • Trao tặng 2 chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế
    Hai chiếc áo dài của Hoàng thái hậu Từ Cung được trao tặng cho cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế để lưu giữ, bảo tồn và trưng bày giới thiệu đến công chúng.
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
Một góc nhìn cuộc sống từ sân khấu - nghệ sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO