Mấy tục lạ trong hội làng

Vũ Kiêm Ninh (sưu tầm)| 13/07/2017 08:59

Khảo sát các làng ở Hà Nội, chúng ta thấy nhiều nơi có tục là mà các cụ thường gọi là “quan hèm”. Các lễ quan hèm đó có nơi ghi thành văn, có nơi chỉ là truyền miệng, nhưng do tâm linh xui khiến nên ai cũng làm theo rất kính cẩn.

1. Tục tế rước ở đền Hàng Tổng, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai

Từ thời Lê, Nhà nước phong kiến có chủ trương ghi điển tích của các vị Thần, Thánh, để vua căn cứ vào đó bao phong mỹ tự mỗi khi ban sắc. Tại đền Hàng Tổng, huyện Thanh Oai là nơi thờ “Ông Bõ Đại Từ, bà U Cát Động” cùng hai người con là “Chàng Cộc Kim Bài, Chàng Dài Kẻ Ó”, mỗi khi làm đại lễ các làng phải chuẩn bị:

- Làng Đôn Thư làm một nhà nhỏ để bày lễ bằng lá sen.

- Làng Chuông phải chuẩn bị một thuyền lớn và có người kéo ngược dòng.

- Làng Văn Quán chuẩn bị đủ dầu đèn thắp sáng trong đêm tế lễ. 

Việc phân công trở thành tục lệ:

Đôn Thư làm nhà lá sen
Làng Chuông kéo thuyền, Văn Quán thắp canh

Dân Kim Bài làm hình nhân hai ông bà Võ, hình nộm hai chàng Rắn, Cát Động thì tổ chức trò vui, gánh hát.

Trong ngày lễ, lại có người làng Yên Nhân đến làm trò vui trong đám rước, họ đi giật lùi trước cỗ kiệu. Xuống đến bên sông Đôn Thư thì xuống thuyền kéo ngược dòng về đền Ông Bõ ở Đại Từ để tổ chức tế lễ.

2. Tục làm hoa thuyền ở thôn Chằm Bầu, xã Kim Chung.

Các cụ cao tuổi thôn Chằm Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, đến nay vẫn còn nhớ câu “Mồng tám mở hội, mồng chín vui Xuân, mồng mười đóng thuyền, mười một tế cáo, mười hai rước quay mũi thuyền, hóa mã và giã hội” để nhắc lịch làm lễ thờ Thần trong thôn Chằm Bầu… Trong ngày lễ, có tế rước thuyền Tiên Chúa. Theo tục lệ của làng thì trước ngày mồng mười tháng Giêng các trai làng đã vào Hội Hương ẩm được cử đi mua gỗ đóng thuyền. Nhưng mua gỗ gì và mua ở đâu? Các cụ giải thích rằng: Tuy nói là mua gỗ đóng thuyền nhưng thực ra là đến các xóm bãi ven sông Hồng, nơi có hàng ngàn cây chuối tại các vườn nhà. Những chàng trai đó phải khéo léo xin nhà chủ cho phép cắt những tàu lá chuối to nhất, dài nhất, đem về đóng thuyền Tiên Chúa Tiên Dung. Những nhà có vườn chuối cũng vui vẻ giúp cho khách “mua” được gỗ tốt, họ tin rằng được góp phần nhỏ vào lễ Chúa thì sẽ được Tiên Chúa phù hộ quanh năm.

Những tàu lá thu được đem về sân đình được các cụ lựa chọn từng tàu, bỏ đi lá rách, hoặc tàu lá có vết sâu đục. Sau khi chọn, các cụ dùng dao rọc bỏ lá, xếp ba cái làm một, dùng đinh tre đóng qua, ghép với nhau cho chắc chắn. Những người được giao làm thuyền Tiên Chúa phải là người có chân trong Tư văn, trong Hương ẩm. Làm thuyền xong, các cụ dùng đồ mã trang hoàng trên thuyền, làm cho lâu thuyền có linh xa tám mái, cờ, quạt. Khi thuyền được làm xong, có kích thước 1,5m x 1,8m, rỡ ràng tráng lệ được rước chung của làng. Đám rước đi tới đền Tiên Chúa, các bà làm lễ dâng hương. Lễ xong, ai nấy nhẹ tay nâng thuyền ra Chầm Bầu nhẹ nhàng thả xuống nước, diễn lại tích công chúa Tiên Dung thanh thản dạo chơi trên sông hồ.

3. Tục luồn kiệu ở làng Nhược Công

Trong lễ hội làng Nhược Công (nay là phường Thành Công, quận Ba Đình) có rước kiệu của hai vợ chồng vị Thành hoàng là Công Ba đại vương và Thụ La công chúa. Ông là một vị quan dưới triều vua Lý Huệ Tông, bà là người thợ dệt giỏi của làng Nhược Công, lại hay chữ nên được triều đình mời dạy các cung nữ.

Khi nữ vương Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, nhường ngôi cho họ Trần, các ông Đoàn Thượng, Đoàn Thưởng cùng nổi binh chống lại nhà Trần. Nhưng lòng trời đã định, thế nước khó xoay nên các ông đều bị chết. Bà Thụ La nghe tin chồng chết cũng tử tiết theo chồng. Hai vị được thờ làm Thành hoàng làng Nhược Công.

Đời sau có thơ rằng: 

Chồng Trung vợ Tiết chết như sinh
Sống cũng vinh mà chết cũng vinh
Vạn thuở cương thường lưu trần thế
Miếu đường hương hỏa mãi cao minh.

Hội làng tổ chức vào ngày 13 tháng Hai ta. Khi kiệu Ông, kiệu Bà đã ra khỏi cửa đình đi diễu hành trên đường, có nhiều phụ nữ bế con nhỏ đứng bên đường, chờ dịp là chui qua kiệu Thánh. Ai cũng vui mừng khi đưa được bé chui qua kiệu Bà, họ cho rằng đó là tục lệ của làng. Các cháu được khước của Ngài sẽ thông minh mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn.

4. Tục ném quả chài giữa hai làng Tiên Ca - Lễ Pháp

Làng Lễ Pháp, huyện Đông Anh, thờ Đống Vĩnh Linh Quang đại vương, ông là con trai tướng quân Nồi Hầu dưới triều vua An Dương Vương. Khi nhà vua xây thành ốc, được bầy tiên nữ xuống giúp. Lúc nghỉ ngơi, các cô hay ca hát. Đống Vĩnh tuy là tướng, nhưng rất mê thích các tiên hát, nên thường lẻn đến nghe trộm. Sau khi ông hóa, dân làng Lễ Pháp thờ ông nhưng Ngài vẫn tìm đến Tiên Ca để gặp gỡ. Dân làng Lễ Pháp mới tìm cách lấy trộm bài vị Tiên nữ đem về. Việc bại lộ, dân Tiên Ca đuổi theo, đến Chuôm Rậm, bí quá, dân Lễ Pháp đành giấu bài vị rồi chạy, dân Tiên Ca đến nơi, quăng chài mò tìm bài vị không thấy, nên bỏ về. Người Lễ Pháp đến tìm được mang về đình phối thờ. Cho đó là điềm Giời nên dân Tiên Ca không thù oán, mà hai làng kết chạ với nhau. Hàng năm, khi làng Lễ Pháp mở hội, lúc rước kiệu Thánh về đền, dân Tiên Ca thường nhặt đất ven đường ném theo (như động tác ném quả chài, mò tìm bài vị ngày xưa). Hai làng tin rằng có làm như thế thì vụ dưa hồng hàng năm mới sai quả.
(Theo “Tục hay, lệ lạ Thăng Long - Hà Nội, NXB Phụ nữ 2016)
(0) Bình luận
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Lan tỏa nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa
    Sáng 8/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Tuổi trẻ Thủ đô chung tay phát triển, định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố thông minh, hiện đại”
    “Tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ đó xây dựng thế hệ thanh niên Thủ đô thời đại mới “Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết - Sáng tạo - Phát triển” tham gia cùng Thành phố tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu Hà Nội là “Thành phố thông minh, hiện đại” – đồng chí Chu Hồng Minh - Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội khẳng định.
  • Thể lệ Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" lần thứ II
    Nhằm đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trong việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn
  • Thị xã Sơn Tây: Phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ trọng tâm
    Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) Nguyễn Quang Hán, cho biết, cùng với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Thị xã xác định, để phát triển nhanh và bền vững chủ yếu phải dựa vào việc phát huy tối đa nhân tố con người; lấy con người là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển.
  • Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
    Sáng 6/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội (cơ sở 2, quận Nam Từ Liêm), Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” trên địa bàn Thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Thành cổ Sơn Tây bừng sáng cùng show diễn thời trang của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
    Tối 11/11, show diễn thời trang của cuộc thi “Hoa hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024” đã diễn ra tại Thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật. Sự kiện này là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 555 năm danh xưng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và các dịp lễ trọng đại khác của Thủ đô Hà Nội.
  • Đàn Đó và những thanh âm mang hồn Việt
    Trong khi nhiều nghệ sĩ thường mô phỏng âm thanh cuộc sống trên các nhạc cụ có sẵn, Đàn Đó lại đi ngược chiều gió, tiên phong tự tạo ra những nhạc cụ để tạo ra âm thanh, nhịp điệu và kể câu chuyện văn hóa dân tộc, bản địa theo cách của riêng mình. Từ những cây đàn, chiếc trống bằng tre và đất, qua đôi bàn tay tài hoa và trái tim luôn đau đáu tình yêu với quê nhà của những người nghệ sĩ, những thanh âm độc bản vang lên, trong sáng, rung cảm đến tận cùng trái tim của người nghe. Mỗi một tác phẩm của nhóm nghệ sĩ như một lời mời gọi khán giả trở về với hơi thở đất trời Việt Nam, với những điều dung dị, mộc mạc nhất nhưng chứa đựng dạt dào sáng tạo tiếp nối từ ngàn năm.
  • 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Nhiều thành tựu đáng tự hào
    Sáng 12/11/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – sáng kiến quan trọng do Bộ Chính trị phát động.
  • Từ 25/12, phải xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại
    Kể từ ngày 25/12, người dùng tại Việt Nam sẽ phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động để được hoạt động trên mạng xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mấy tục lạ trong hội làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO