Mãi mãi Vang bóng một thời

HNM| 06/07/2010 09:09

(NHN) Có một nhà  văn Hà  Nội mà  văn chương, phong cách của ông đã bổ sung nét độc đáo cho văn đà n Việt Nam.

Giữa lúc Thủ đô chuẩn bị cho Аại lễ tháng 10-2010, Hội Nhà  văn Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngà y sinh của Nguyễn Tuân và o đầu tháng 7 nà y thì "Vang bóng một thời", văn phẩm  tiêu biểu của Nguyễn Tuân được tái bản theo đúng bản gốc của Аắc Lộ Thư xã (1945), in hoà n toà n trên giấy dó. 

Sự độc đáo cùng thời điểm trở lại của tác phẩm gợi nỗi niửm vử việc giữ gìn khối di sản văn chương còn khuất lấp đâu đó.

Cùng Nguyễn Tuân thưởng từng câu, chữ

Một cuốn sách độc đáo của là ng xuất bản Việt Nam: Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, do NXB Hội Nhà  văn ấn hà nh 2010, khổ 19x27cm với hơn 200 trang hoà n toà n bằng giấy dó. Cuốn sách nhẹ đến không ngử ấy chở nặng khối tình của một cây bút tà i hoa và  tình yêu của người con gái út dà nh cho Nguyễn Tuân. Tái bản theo bản in tại NXB Аắc Lộ Thư xã (1945) với bút tích của Nguyễn Tuân Ất Dậu 1945: rét - đói - loạn, sách cho bạn đọc cơ hội tiếp cận với một tác phẩm gốc, đồng nghĩa với việc thưởng văn Nguyễn Tuân một cách thú vị hơn. Nhất là  khi ta ở trước một Vang bóng một thời được Vũ Ngọc Phan ví như tác phẩm gần với sự toà n thiện toà n mử¹.

Bà  Nguyễn Thu Giang, con gái út nhà  văn không khửi phiửn lòng khi chỉ ra những bản in của nhiửu NXB hiện nay rất không chính xác so với văn gốc. Truyện Chén trà  trong sương sớm bị nhiửu nơi sử­a thà nh Chén trà  sương, hay câu Trời rét như cắt! lại biến thà nh Trời rét quá!. Với một cây bút như Nguyễn Tuân, khi từng câu chữ thể hiện trải nghiệm và  nét tà i hoa, thì sử­a một câu, bử một từ... thực là  khủng khiếp. Sinh thời, mỗi khi thấy tiếng ba toong cha đi vử, nghe giọng cha bực bội là  biết cha có chuyện bực mình vì tác phẩm bị sử­a chữa - bà  Giang kể.

Mãi mãi Vang bóng một thời

Giử đây, ngắm Vang bóng một thời chữ và ng, bìa nâu đúng như ý tưởng của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm chữ đơn giản mà  vững chãi, như người ta vừa ném và o trang bìa, rất phóng khoáng, tà i hoa kiểu Nguyễn Tuân, bạn đọc hẳn sẽ hà i lòng. Nhưng cũng từ đấy mà  băn khoăn: Là ng văn đã có nhiửu tác phẩm được xuất bản chuẩn vử nội dung, đẹp vử hình thức, đủ chững chạc để tải hết tấm tình tác giả tới mai sau chưa?

Ngẫm đến di sản văn chương

Phải nghiêm túc với văn cha!, bà  Thu Giang chia sẻ khi nói vử quá trình trăn trở để công bố tác phẩm nà y. Còn chúng ta, có lẽ cần nghĩ: Phải nghiêm túc với văn chương nói chung, đặc biệt là  những nhà  văn lớn mà  tác phẩm đã trở thà nh di sản tinh thần của đất nước, của Thăng Long - Hà  Nội nghìn năm.

Thời gian đang tiếp tục phủ mà u lên những tập bản thảo, những trang viết cần được công bố. Bà  Thu Giang cho hay: Di cảo của cụ để lại phần nhiửu ở dạng nhật ký, việc công bố cần chọn lọc và  phải có thời gian, kinh phí. Trước mắt, gia đình sẽ tập trung in bản gốc những tác phẩm chính. Năm 2010 là  tập truyện Vang bóng một thời và  trước đó là  nhạc kịch Cử độc lập, thì năm tới sẽ cố gắng công bố Chùa Аà n.

Nguyễn Tuân là  như vậy, nhưng còn nhiửu nhà  văn, nhà  nghiên cứu khác của Hà  Nội như Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Ngọc Phan... và  những văn sĩ từng gắn bó lâu dà i với Hà  Nội? Di cảo của họ còn gì, tên sách nà o cần xuất bản công phu? Ngay cả tủ sách của các nhà  văn lớn đang được gia đình lưu giữ cũng cần được xem như di sản cần gìn giữ.

Thời vang bóng đã qua nhưng giá trị văn chương còn lại mãi. Một tác phẩm đặc biệt của Nguyễn Tuân trở lại dịp nà y khiến ta nghĩ tới di sản của nửn văn hiến Hà  Nội nghìn năm còn những gì mà  ta chưa biết?

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mãi mãi Vang bóng một thời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO