Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì

Dân trí| 03/10/2017 14:11

Đám cưới kéo dài 28 ngày, tiếp hơn 4.000 khách khiến nhiều người tò mò bởi chú rể giàu có nhưng đã 80, còn cô dâu mới 28 tuổi.

Ông Nguyễn Hữu Trọng (thôn Yên Sở, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) và vợ ông chị Đinh Thị Thoan (SN 1981, Yên Lập, Phú Thọ) hiện sinh sống hạnh phúc cùng 2 người con trong căn nhà khang trang, vườn tược rộng hàng nghìn mét vuông. Hằng ngày, ông Trọng vẫn điều hành công việc kinh doanh còn vợ ông là trợ lý đắc lực.

Chuyện tình "đũa lệch"

Cách đây gần 10 năm, câu chuyện tình đôi đũa lệch có “một không hai” ở Việt Nam giữa ông Nguyễn Hữu Trọng và cô gái trẻ người dân tộc Mường 28 tuổi khiến không ít người gièm pha, đàm tiếu. Đám cưới của họ kéo dài gần một tháng gây xôn xao dư luận, nhiều đoàn khách ở xa tìm đến tận nhà ông Trọng để kiểm chứng, xem đám cưới có thật hay không.

Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hữu Trọng và vợ Đinh Thị Thoan. Vợ chồng ông Trọng tổ chức đám cưới cách đây gần 10 năm.

Sau ngày cưới, mọi người bất ngờ khi người vợ ông có bầu và sinh một người con gái, nhiều người nghi ngờ và cho rằng ở cái tuổi 80 thì không thể sinh con được nữa. Nhưng bất ngờ hơn nữa, sau 3 năm, gia đình ông chuyển chỗ ở từ trung tâm Hà Nội lên Ba Vì sinh sống, vợ ông tiếp tục sinh một người con trai, cả hai người con đều rất giống bố.

Kể về chuyện tình của mình, ông Trọng nói đó là cuộc tình “định mệnh”. Từng 3 lần đổ vỡ trong hôn nhân và quyết sống độc thân phần đời còn lại nhưng khi gặp chị Thoan, trái tim ông lại rung động, rồi đi đến quyết định hôn nhân rất nhanh chóng.

Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì - Ảnh 2.

Ngày đó, đám cưới của ông Trọng kéo dài 28 ngày đêm gây xôn xao dư luận một thời gian dài.

Ông kể: "Ngày đó, Thoan là sinh viên năm cuối trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, tôi là khách mời trong buổi giao lưu của trường. Trong buổi nói chuyện, tôi chú ý tới cô ấy vì cô ấy ngồi bàn đầu, chăm chú nghe tôi nói, kết thúc buổi giao lưu tôi đi về phía cô ấy, tôi làm ngay một bài thơ và đọc tặng cô ấy, tôi bắt tay cô ấy trước khi ra về.

Sau này, khi lấy nhau rồi tôi mới hỏi, em yêu anh từ khi nào, cô ấy mới thổ lộ rằng, yêu tôi từ ngày đầu tiên gặp mặt nhất là khi nắm tay nhau, cảm tưởng như có một luồng điện chạy từ tay đến trái tim".

Sáu tháng sau, ông Trọng không ngờ cô sinh viên đó gọi điện xin đi theo học nghề thuốc.

Ông Trọng kể tiếp: "Tôi đồng ý, cô ấy chuyển luôn xuống Hà Nội làm ở một trang trại trên đường Láng – Hòa Lạc. Một thời gian, tôi thấy cô ấy có năng lực nên tôi chuyển giao cho cô ấy quản lý trang trại.

Một lần, tôi ghé thăm trang trại vào buổi trưa, thấy cô ấy đang nhổ cỏ mồ hôi nhễ nhại tôi “buột miệng” đọc một bài thơ tặng cô ấy. Nghe xong, cô ấy đỏ mặt đứng dạy đi vào nhà. Một thời gian sau tôi nhận được điện thoại của cô ấy, cô ấy nói muốn gặp tôi. Đến khi gặp mặt, cô ấy tỏ tình và muốn lấy tôi làm chồng, lúc đó tôi rất hạnh phúc và nói cô ấy báo với bố mẹ để tôi lên nói chuyện người lớn”.

Vài tháng sau, ông Trọng đưa nhà trai lên Phú Thọ ra mắt nhà gái. Dọc đường về nhà gái, vợ ông mới thú nhận, bố của mình ít tuổi hơn cả ông. Khi đến nhà gái, họ hàng nhà gái kéo đến rất đông để xem mắt chàng rể.

Thấy ông Trọng đã có tuổi, nhiều người khuyên cô dâu nhưng cô ấy vẫn quyết theo ông. Bố vợ ông khi đó gieo quẻ rồi thông báo "được rồi anh Trọng ơi" và đám cưới diễn ra ngay trong sáng hôm sau, khách mời ngồi chật kín từ đường vào nhà.

Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì - Ảnh 3.

Sau ngày cưới, chị Thoan có bầu và sinh được 1 người con gái. Ba năm sau, chị Thoan tiếp tục sinh 1 người con trai, cả hai đều giống bố “như đúc”.

Đám cưới kỷ lục

Ăn uống linh đình ở nhà vợ xong, ông Trong xin phép đưa vợ về Hà Nội, dọc đường về, ông Trọng liên tục báo với bạn bè, đồng nghiệp đến dự đám cưới của mình.

"Khi tôi thông báo, nhiều người không tin, nhiều người nói đang ở xa chưa về được. Lúc đó tôi nói đám cưới của mình được tổ chức 28 ngày đêm liên tục, ai đến được ngày nào tôi tiếp ngày đó. Cũng vì vợ tôi lúc đó 28 tuổi nên tôi muốn đám cưới kéo dài đúng 28 ngày đêm. Tiếp hơn 4.000 khách, ngày nào tôi cũng mặc vest và cô ấy mặc váy cưới tiếp khách. Đó chính là lý do đám cưới của tôi dài nhất Việt Nam”, ông Trong kể lại.

Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì - Ảnh 4.

Hiện tại, vợ chồng ông Trọng sống trong căn nhà khang trang, vườn tược rộng hàng nghìn mét vuông. Hằng ngày, ông điều hàng công việc kinh doanh, vợ ông là trợ lý đắc lực cho ông.

Ông Trọng tâm sự, lúc lấy ông, vợ ông từng nói: "Em muốn lấy anh bởi em muốn anh là người bạn, muốn anh là người chồng và lại muốn anh là người tình, đặc biệt em muốn anh là người cha dạy dỗ em". Sau đó, ông có làm bài thơ ý tứ là nếu là bạn sống sao cho vẹn tròn, là người chồng phải trách nhiệm với vợ con, là người tình phải giữ xanh non suốt đời, làm cha khó lắm em ơi, sinh con ra cha phải suốt đời vì con…

Chị Thoan là người dân tộc Mường, rất ít nói, nhưng khi được hỏi về người chồng của mình, chị không ngại ngần chia sẻ: "Dù chênh lệch tuổi tác nhưng anh ấy sống rất tâm lý và có trách nhiệm, nếu được chọn lại tôi vẫn yêu và lấy anh ấy.

Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì - Ảnh 5.

Dù tuổi đã cao nhưng ông Trọng vẫn rất minh mẫn, sống có trách nhiệm, yêu thương vợ con hết mực.

Chia sẻ về hôn nhân hạnh phúc, ông Trọng cho biết: “Trong cuộc sống mình phải có trách nhiệm, tôi đã yêu là yêu say đắm, mãnh liệt, quên tuổi tác và hy sinh mọi thứ vì người mình yêu. Nếu được chọn, tôi vẫn yêu, lấy cô ấy ở kiếp sau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Ly kỳ đám cưới kéo dài 28 ngày, đón 4.000 khách ở Ba Vì
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO