Long trọng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kim Thoa| 21/05/2020 15:59

Sáng 18/5, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hà Nội trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020).

Long trọng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. (ảnh: hanoimoi.com.vn)
Đọc diễn văn tại buổi Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xúc động nhấn mạnh: Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, Thành phố Vì hòa bình, với tất cả niềm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn, chúng ta long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) - Vị cha già của dân tộc, lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, Người bạn thân thiết của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên toàn thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực và người bạn thân thiết của các dân tộc đã đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Trong sự nghiệp đổi mới, trước bao diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, với những khó khăn ở trong nước, Đảng ta đã kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng và phát triển sáng tạo vào thực tiễn đất nước ta, đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo nàn và lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; có thêm nhiều điều kiện, tiền đề thuận lợi để vững bước trên con đường mà Đảng ta, nhân dân ta và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Tham dự Lễ Kỷ niệm có khoảng 2.000 đại biểu gồm các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng công tác tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo các Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương; đại biểu các tỉnh, thành phố; trưởng các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Hà Nội… Chương trình Lễ kỷ niệm bao gồm: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng; Lễ Chào cờ; diễn văn kỷ niệm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; phát biểu của nhân chứng đã từng làm việc hoặc có nhiều kỷ niệm được gặp Bác; phát biểu của đại diện thế hệ trẻ…

Trước buổi lễ, Đoàn đại biểu Trung ương viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta cũng như công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta. Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã tới đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn. 
Lễ kỷ niệm thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc thực hiện những hoạt động này cũng nhằm cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Long trọng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO