Lở đất ở Trung Quốc, cả làng hơn 140 người có thể bị chôn vùi
tuoitre|24/06/2017 12:25
Sáng 24-6, đất đá từ một vụ sạt lở núi bất ngờ ập xuống một ngôi làng ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, chôn vùi ít nhất 140 người. Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm cứu các nạn nhân.
Hiện trường vụ sạt lở đất sáng nay - Ảnh: news.cn
Theo Tân Hoa Xã, lở đất xảy ra sáng sớm nay ở làng Xinmo, huyện Maoxian, sau khi ngọn núi gần đó bất ngờ bị sụp một phần trút đống đất đá khổng lồ xuống làng. Ít nhất 40 ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn.
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực tìm cứu các nạn nhân. Hình ảnh do báo địa phương đăng tải cho thấy nhiều xe ủi đất đang ra sức dọn dẹp đống đất đá để tìm kiếm người bị nạn.
Tân Hoa Xã dẫn lời các quan chức địa phương cho hay vụ sạt lở cũng làm nghẽn một khúc sông dài 2km.
"Cả làng đã bị chôn vùi", một người có mặt tại hiện trường sau vụ sạt lở cho biết.
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực cứu người - Clip: Star TV/YouTube
Tin mới nhất cho hay chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo chính quyền địa phương và lực lượng cứu hộ nỗ lực hết sức để cứu những người bị chôn vùi. Đến nay, hơn 500 nhân viên cứu hộ đã được điều đến hiện trường.
Chính quyền huyện Maoxian cho hay đã có một gia đình ba người được đưa ra khỏi đống đổ nát, cả ba người đang được điều trị tại bệnh viện huyện.
Đài CCTV dẫn lời quan chức địa phương đưa tin hiện tại vẫn còn 141 người mất tích (tin trước đó nói có 100 người).
Theo cảnh sát địa phương, lở đất xảy ra sau nhiều ngày mưa lớn ở khu vực. Cảnh sát trưởng Chen Tiebo cho CCTV biết lở đất đã tạo ra hàng tấn đống đất đá. Hiện việc đi lại trên mọi con đường trong huyện Maoxian đều bị cấm, trừ các dịch vụ khẩn cấp.
Tỉnh Tứ Xuyên thường xảy ra lở đất do lũ lụt và động đất. Năm 2008, hơn 87.000 người đã thiệt mạng trong một trận động đất mạnh ở huyện Wenchuan của tỉnh.
Vào năm 1933, động đất gây lở đất cướp đi sinh mạng của 6.800 người dân tỉnh này. Hơn 2.500 người khác cũng thiệt mạng trong một vụ lở đất và vỡ đập sau đó.
Vụ sạt lở tạo ra hàng tấn đá bên dưới khiến lực lượng cứu hộ rất vất vả khi tìm cứu người - Ảnh: People's Daily/TW
Xe ủi đất tại hiện trường - Ảnh: People's Daily/TW
Đến nay mới chỉ có 3 người được tìm thấy - Ảnh: People's Daily/TW
Chính quyền cho biết còn ít nhất 140 người mất tích - Ảnh: People's Daily/TW
Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo chính quyền địa phương và lực lượng cứu hộ nỗ lực hết sức để cứu những người bị chôn vùi - Ảnh: news.cn
Đến nay, hơn 500 nhân viên cứu hộ đã được điều đến hiện trường - Ảnh: news.cn
Đội ngũ nhân viên y tế cũng được đưa đến sẵn sàng cứu giúp nạn nhân - Ảnh: news.cn
Chính quyền địa phương nói vụ sạt lở xảy ra sau nhiều ngày mưa lớn - Ảnh: news.cn
Hiện trường vụ sạt lở - Ảnh: news.cn
Vụ sạt lở cũng làm nghẽn một khúc sông - Ảnh: news.cn
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Sáng 21-11, tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, Tổng Cục Thuế và UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử “Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ và danh nhân Nguyễn Văn Tố”, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức buổi tọa đàm “Không gian văn hóa của hội Trí Tri Bắc Kì và lịch sử chữ Quốc ngữ”. Buổi tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn quá trình hoạt động của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ, những đóng góp quan trọng của chí sĩ Nguyễn Văn Tố - một trí thức tiêu biểu, tiên phong cổ vũ phong trào học, sử dụng chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ 20.
Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy, do đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình, chủ trì kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” của Đảng bộ thị xã Sơn Tây.
Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Hiệp hội Âm nhạc Truyền thống Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn 12 tiết mục trong chương trình giao lưu “Hòa vọng khúc ca” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Liên hoan thiết thực chào mừng kỷ niệm 84 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ - Hòa Tú; tiến tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), góp phần tôn vinh, phát huy những tinh hoa của loại hình âm nhạc truyền thống dân tộc...
Tối 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2024 đợt 1 chính thức khai mạc. Liên hoan quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên trên cả nước tranh tài.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).