Lịch sử Hà Nội qua 9.000 trang sách

Theo Kinh tế đô thị| 10/10/2019 14:52

Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, dự án tủ sách 'Thăng Long ngàn năm văn hiến' của Nhà xuất bản (NXB) Hà Nội đã giới thiệu đến công chúng 9.000 trang sách về Thủ đô.

Tiếp nối những thành công trên, giai đoạn 2 của dự án đã hoàn thành 40 cuốn sách với hơn 150.000 trang. Qua đó, tủ sách đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về đất và người Hà Nội.

Tư liệu quý về Thủ đô

Tháng 10/2010, lễ ra mắt “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” đã đánh dấu thành quả của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nhiều năm nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Theo Tổng Biên tập NXB Hà Nội Lê Tiến Dũng: “Ở giai đoạn I của dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, NXB Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm được trên 8.000 trang tư liệu gốc từ nhật ký thương điếm Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) cùng 1.000 trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII.

Lịch sử Hà Nội qua 9.000 trang sách

Độc giả tìm đọc những tác phẩm trong tủ sách. Ảnh: Lại Tấn

Trên cơ sở khối tư liệu đó, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức, phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Công trình được xuất bản trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhận được sự quan tâm đánh giá cao của độc giả, đặc biệt từ giới nghiên cứu sử học, văn hóa học, văn bản học.

Mặc dù ấn phẩm năm 2010 đã khẳng định được giá trị, tuy nhiên nguồn tư liệu gốc được khai thác được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng, nhất là từ góc độ giá trị tư liệu. Chính vì thế ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách (2013 đến nay), NXB tiếp tục phối hợp cùng PGS.TS Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 300 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm) cùng hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặc tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Haye.

Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn hai công trình: “Tuyển tập tư liệu công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)”; “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637 - 1700)”.

Tiếp tục xây dựng tủ sách

Ngoài các tư liệu được lưu trữ tại các thư viện, các cơ quan lưu trữ, có một số lượng không nhỏ những tư liệu có giá trị về văn hiến Thăng Long - Hà Nội thuộc quyền sở hữu của các tổ chức và cá nhân dưới nhiều hình thức. Đây là một nguồn tài liệu quý, có giá trị lớn trong nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội chưa được biết đến.

Thời gian tới, trên cơ sở kết quả điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn đạt được, Dự án tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn 2 sẽ tập trung vào các nội dung trọng điểm như: Tổ chức khảo sát, điều tra sưu tầm tư liệu trong và ngoài nước, không ngừng bổ sung hoàn thiện kho dữ liệu về văn hiến Thăng Long.

Trên cơ sở kết quả điều tra, sưu tầm, tiếp tục nghiên cứu khai thác, biên dịch, biên soạn các bộ tuyển tập tư liệu về Thăng Long - Hà Nội; Xây dựng bộ Tổng thư mục tư liệu về Văn hiến Thăng Long; Xây dựng bộ sách Địa chí Hà Nội; Xây dựng các bộ từ điển về Hà Nội: Từ điển địa danh Hà Nội, Từ điển Văn hóa Hà Nội… Việc xây dựng Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” đã khắc họa đầy đủ diện mạo của một Thủ đô mới với bề dày lịch sử 1.000 năm, từ đó kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp để xây dựng Thủ đô ngày càng lớn mạnh.

NXB Hà Nội đã số hóa toàn bộ sách và tư liệu thuộc Tủ sách giai đoạn I, tiếp tục tổ chức số hóa sách và tư liệu giai đoạn II. Số trang sách và tư liệu đưa vào số hóa lên đến hơn 200.000 trang.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Lịch sử Hà Nội qua 9.000 trang sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO