Văn hóa - Xã hội

Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”

T. Trang 15:22 12/06/2024

Sáng 12/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”; Giới thiệu tự truyện “Mãi vẫn là người lính”; Phục dựng và trao tặng Di ảnh chân dung màu cho một số gia đình Liệt sĩ…

ttnl2.jpg
Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”.

Tự truyện “Mãi vẫn là người lính” của tác giả Đặng Ngọc Đa kể về cuộc hành trình của ông từ chiến trường ác liệt, đến “khu vườn hạnh phúc”; từ gian khổ chiến tranh đến cuộc sống hòa bình an nhiên. Cuốn sách là hồi ức bình dị, chân thực và đầy thú vị về cuộc đời và gia đình của một người lính già xuyên qua quãng thời gian dài với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự kiện lớn lao của đất nước, với bản lĩnh, ý chí của Bộ đội Cụ Hồ. Đó là cựu chiến binh (CCB) Đặng Ngọc Đa, sinh năm 1939, quê tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong những người lính hiếm hoi hoàn thành xuất sắc cả 3 nhiệm vụ “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Thi đua ái quốc năm 1948.

Về “Diệt giặc dốt”: Nhớ tích cực tham gia phong trào dạy “Bình dân học vụ” và đạt thành tích xuất sắc trong công tác xóa nạn mù chữ tại quê nhà (xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) mà năm 1958 thầy giáo Đặng Khắc Đa (tên trước đây của ông Đặng Ngọc Đa) đã được Bộ Giáo dục tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, có chữ ký và bút tích viết tay của Người.

Về “Diệt giặc ngoại xâm”: Năm 1967, nghe theo lời hiệu triệu về Tổng động viên lực lượng cho chiến trường miền Nam của Đảng, Bác Hồ kính yêu, với tinh thần gương mẫu của một cán bộ đoàn địa phương, ông xung phong, tình nguyện nhập ngũ khi đã gần 30 tuổi, có vợ và 4 con nhỏ. Sau khi được huấn luyện ở Trung đoàn Bãi Sậy, trên đường hành quân vào chiến trường B, Đặng Ngọc Đa đã được kết nạp Đảng trên rừng Trường Sơn. Gần chục năm gắn bó với chiến khu Đức Huệ - Long An.

ttnl3(1).jpeg
Chương trình nghệ thuật đặc biệt tại lễ tiếp nhận.

Cũng tại chiến trường ác liệt này, ông đã được thực chiến trên địa danh “Cánh đồng chó ngáp” nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ thời chống Mỹ. Ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Sau này miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đặng Ngọc Đa được trở ra Bắc đầu năm 1976, chuyển vùng về công tác ở sân bay Gia Lâm thuộc Cục Hàng không - Quân chủng Phòng không Không quân. Rồi ông được biệt phái vào lại Sài Gòn, quản lý, điều hành Trung tâm máy tính ở 27B Nguyễn Đình Chiểu.

Về thành tích “Diệt giặc đói” và làm kinh tế: Năm 1990 CCB Đặng Ngọc Đa được nghỉ chế độ. Tuy nhiên, ông không nghỉ ngơi mà nghĩ đến việc làm kinh tế gia đình. Quê ông ở xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, vùng đất màu mỡ, có truyền thống thâm canh lúa màu, cây trái. Người lính già ấy đã đi khắp nơi học hỏi, rồi về thuê đất trồng hoa và cây cảnh. Qua nhiều lần thất bại, ông Đa đã gây dựng được một vườn cây cảnh lớn gần như đầu tiên ở quê hương Mễ Sở, cho giá trị kinh tế cao. Có thể nói, CCB Đặng Ngọc Đa là một trong những người đầu tiên ở Mễ Sở mở ra một hướng đi mới ở vùng trồng rau, màu, xây dựng vườn cây cảnh, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác. Mô hình vườn cây cảnh của ông đã truyền cảm hứng cho nhiều cựu chiến binh và nhiều nông dân ở Hưng Yên cũng như nhiều nơi trong cả nước học tập, làm theo.

Trong kháng chiến chống Mỹ, đã có một khối lượng khổng lồ gồm hàng vạn những cuốn nhật ký, thư tay, vật dụng cá nhân… là di vật và kỷ vật của Bộ đội miền Bắc và quân Giải phóng miền Nam bị quân đội Mỹ và lính Việt Nam Cộng hòa thu được trên chiến trường. Hầu hết bản gốc đã bị hủy trong thời chiến. Tuy nhiên, nhiều nội dung của các di vật và kỷ vật nêu trên đã được chụp lại và lưu giữ dưới hình thức microfilm, tại Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ tại Đại học Công nghệ Texas, Hoa Kỳ (viết tắt là VNCA). Những bản sao chép này cũng có thể được xem như là “bản gốc”, chứa đựng nhiều thông tin riêng tư, nhưng rất cảm động và thiêng liêng, vì hầu như thân nhân các gia đình liệt sĩ liên quan chưa bao giờ có cơ hội thấy chúng và có thể trợ giúp việc tìm kiếm phần mộ và hài cốt liệt sĩ…

Theo Đại tá, nhà văn Đặng Vương Hưng (người sáng lập và hiện là Chủ tịch “Trái tim Người lính Việt Nam”) – Trưởng Ban tổ chức sự kiện, cho biết: Hiện chúng tôi đã phối hợp với VNCA thực hiện một Dự án phi lợi nhuận và nhân văn mang tên “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”. Năm 2023, chúng tôi dịch là "Di sản" nay xin đổi lại là "Chứng tích" cho rõ nghĩa hơn. Chúng tôi đã sử dụng các tài liệu được sàng lọc từ kho microfilm, với gần 3 triệu trang, đang lưu giữ tại VNCA, để tìm kiếm thông tin về các liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh, hoặc mất tích trong chiến tranh, đồng thời, phối hợp với nhiều tổ chức và cá nhân, tiến hành tìm kiếm thân nhân liệt sĩ và các CCB còn sống sót qua chiến tranh, để có thể trao trả “Hồ sơ Chứng tích” (Nhật ký, Thư riêng, v.v...) cho các cá nhân, hoặc thân nhân liệt sĩ tại Việt Nam.

ttnl1-1-.jpeg
Di ảnh của các liệt sĩ sẽ được BTC bàn giao lại cho gia đình.

Từ đầu tháng 5/2024, căn cứ nguồn tư liệu độc quyền do VNCA gửi, Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” đã tiến hành biên soạn và giới thiệu trên mạng xã hội facebook và Tạp chí điện tử “Văn hóa và Phát triển” hơn 30 Hồ sơ “Chứng tích Chiến tranh”. Đó là nội dung tóm tắt của 35 cuốn sổ tay Nhật ký và 10 lá Thư thời chiến. Với sự trợ giúp, chung tay góp sức của nhiều bạn đọc, 12 Hồ sơ trong đó đã có phản hồi tích cực của thân nhân các gia đình Liệt sĩ, cựu Tù binh chiến tranh và Thương binh. Chúng tôi đã liên hệ được với các nhân chứng nêu trên, hiện đang ở nhiều vùng miền trên cả nước, để mời tham dự sự kiện.

Nhằm góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai, với cuộc sống hoà bình tốt đẹp hơn; Viện Khoa học và Nghệ thuật, phối hợp với Viện Hòa bình và Xung đột, cùng Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) đã cử một đoàn cán bộ nghiên cứu sang Việt Nam tìm hiểu thực tế; đồng thời, phối hợp với Tổ chức “Trái tim Người lính Việt Nam” bàn giao “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh” (lần thứ 2) cho thân nhân các gia đình liệt sĩ, tại Hà Nội, vào ngày 12/6/2024.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” phối hợp với Tổ chức “Trái tim người lính” đã phục dựng màu cho 4 di ảnh chân dung liệt sĩ. Đó đều là những di ảnh duy nhất của liệt sĩ chụp trước khi hi sinh, để trao tặng cho thân nhân các gia đình liệt sĩ - cũng là các thành viên tiêu biểu của CLB “Mãi mãi tuổi 20”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra tại Hà Nội
    Với sự góp mặt của 250 gian hàng của hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước, Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024 sẽ là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm tại Thủ đô Hà Nội. Đây là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm có sức tiêu thụ lớn nhất trong dịp cuối năm.
  • Hà Nội triển khai 5 giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã Thành phố Hà Nội năm 2025. Trong đó, Thành phố sẽ triển khai 5 giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên HTX, người lao động và đảm bảo an sinh xã hội…
  • Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
    Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 118/CĐ-TTg ngày 19/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Thông qua Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội
    Ngày 19/11, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội thông qua Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội."
  • Hà Nội sẽ trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô cho người nước ngoài
    Hà Nội sẽ trao tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô cho cá nhân người nước ngoài tuân thủ pháp luật Việt Nam và có đóng góp đặc biệt trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
  • Hà Nội sẽ xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát không đảm bảo an toàn
    Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 328/KH-UBND ngày 18/11/2024 về việc triển khai Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.”
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Lễ tiếp nhận “Hồ sơ Chứng tích Chiến tranh Việt Nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO