Lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài: Con sâu làm rầu nồi canh!

Minh Ngọc/HNM| 18/05/2018 08:30

Những năm gần đây, hàng chục địa phương phải tạm dừng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc do có nhiều người bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp trên nước bạn. Đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”, bởi Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn, đối tác tiềm năng của nhiều quốc gia trong hoạt động xuất khẩu lao động.

Vụ “tố” lừa đảo XKLĐ kinh hoàng hàng triệu USD: Bài 2 - Đưa 148.000 USD đợi... 03 tháng xuất cảnh

Danh sách 49 quận, huyện bị tạm dừng đưa lao động đi Hàn Quốc

Lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài: Con sâu làm rầu nồi canh!
Một lớp học tiếng Hàn cho đối tượng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.

Liên tục bị cảnh báo

Đầu tháng 5 vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố danh sách 107 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị xem xét tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 49 địa phương phải tạm dừng ngay trong năm 2018. Đứng đầu danh sách là các tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa… TP Hà Nội có huyện Đan Phượng, Quốc Oai, Thường Tín thuộc diện phải tạm dừng; quận Long Biên, Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa có nguy cơ bị tạm dừng. Nguyên nhân là nhiều lao động tại các địa phương này không chấp hành nghiêm các quy định đã ký kết giữa hai nước, cố tình cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng lao động. Đáng tiếc, đây không phải là lần đầu tiên Hàn Quốc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương.

Có thể khẳng định, việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại các địa phương có nhiều người cư trú bất hợp pháp chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. Trong quá trình hợp tác xuất khẩu lao động giữa hai nước, Hàn Quốc luôn coi trọng, đánh giá cao thị trường Việt Nam. Bằng chứng là khi Hàn Quốc triển khai chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) vào năm 2004, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên được chọn tham gia. Hiện tại, mỗi năm, Hàn Quốc vẫn có nhu cầu tuyển chọn từ 5.000 đến 8.000 lao động Việt Nam.

Tiếc rằng, vì nhiều lý do, không ít người tìm cách ở lại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng lao động, buộc phía bạn phải dừng tuyển lao động Việt Nam theo chương trình EPS trong giai đoạn 2012-2016. Để tiếp tục thực hiện chương trình này, ngày 17-5-2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký biên bản ghi nhớ về việc cho phép tiếp tục đưa lao động sang Hàn Quốc với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc. Điều kiện đi đến quyết định này là hạn chế tuyển chọn lao động ở những địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao tại Hàn Quốc. “Trên tinh thần đó, hằng năm, hai nước sẽ rà soát tình hình, số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Địa phương nào có từ 60 người cư trú bất hợp pháp trở lên hoặc chiếm hơn 30% tổng số lao động đi làm việc theo hợp đồng, người lao động tại địa phương đó sẽ bị hạn chế cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc” - ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.

Trong khi đó, tại thị trường Nhật Bản, hiện tỷ lệ thực tập sinh Việt Nam bỏ trốn ra ngoài làm việc cũng chiếm khoảng 3%. Chính phủ Nhật Bản đã cảnh báo, nếu tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài vượt mức 5%, nước này sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam... 

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài: Con sâu làm rầu nồi canh!
Phỏng vấn tuyển dụng lao động từng làm việc ở Hàn Quốc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Để hạn chế lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, ngoài việc tạm dừng chỉ tiêu tuyển dụng của địa phương đó, từ năm 2016 đến nay, Việt Nam đã phối hợp với Hàn Quốc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như yêu cầu người lao động ký quỹ với số tiền 100 triệu đồng trước khi xuất cảnh; tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện về nước; hỗ trợ người lao động tái hòa nhập cộng đồng… Những giải pháp này bước đầu mang lại hiệu quả, tỷ lệ lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã giảm xuống và một số địa phương không còn lao động cư trú bất hợp pháp. Ngoài ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tăng cường thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động…

Ông Hoàng Danh Lai, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho rằng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên là cần thiết, nhưng chưa mang lại hiệu quả bền vững. Mấu chốt là các cơ quan chức năng cần mở đường cho người lao động trở về nước, bằng cách tạo điều kiện cho họ có việc làm phù hợp. Theo anh Nguyễn Danh Hòa, ở xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) - từng làm việc tại Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2013 - thì người lao động tìm mọi cách ở lại làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc hay các thị trường khác, là vì họ e ngại trở về nước không tìm được việc...”.

Tận dụng nguồn lao động xuất khẩu về nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm dành riêng cho đối tượng này. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam cũng ưu tiên tuyển dụng lao động từng làm việc tại xứ Kim chi. Kết quả các phiên giao dịch, hội chợ việc làm cho thấy, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ chuyên môn, tay nghề cao, giỏi tiếng Hàn, vậy nhưng đa số người lao động từ Hàn Quốc trở về chưa đáp ứng được. “Muốn cung - cầu lao động gặp nhau, trước hết người lao động phải tự học, tự hoàn thiện bản thân. Các doanh nghiệp cần quan tâm đào tạo và đào tạo lại cho người lao động” - chị Nguyễn Thanh Huyền, từng làm việc tại Hàn Quốc, hiện là trợ lý Tổng Giám đốc nhân sự Công ty Samsung Bắc Ninh cho biết. Còn ở góc độ quản lý, ông Doãn Mậu Diệp kiến nghị các cơ quan chức năng của Hàn Quốc xử lý nghiêm những doanh nghiệp Hàn Quốc sử dụng người nước ngoài cư trú bất hợp pháp.

Những năm gần đây, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 100.000 người, vượt xa so với kế hoạch. Việt Nam là thị trường hấp dẫn, đối tác tiềm năng của nhiều quốc gia trong hoạt động xuất khẩu lao động. Do đó, những yếu tố nổi cộm, bất cập trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cần được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết, tháo gỡ.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam có khoảng 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Tính đến ngày 31-3-2018, số lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc của các địa phương bị báo động “đỏ” là gần 8.500 người. Cá biệt, 100% người lao động của huyện Tương Dương (Nghệ An), thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh),... hết hạn hợp đồng lao động từ 1-1-2017 nhưng đến 31-3-2018 vẫn chưa về nước.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài: Con sâu làm rầu nồi canh!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO