Làng tơ tằm trăm năm ở Nam Định xuất hiện trên báo quốc tế

Theo thanhnien.vn| 24/09/2019 15:46

Hôm 23.9, hãng thông tấn AFP của Pháp vừa có bài viết giới thiệu về làng tơ tằm Cổ Chất (Nam Định) đồng thời nói lên nỗi lo của người lao động trước nguy cơ nghề truyền thống này sẽ mai một trong tương lai không xa.

Nét lao động của người dân làng Cổ Chất qua ống kính phóng viên AFP /// ẢNH: AFP
Nét lao động của người dân làng Cổ Chất qua ống kính phóng viên AFP
ẢNH: AFP

“Những phụ nữ khéo léo đang miệt mài bên khung quay, thoăn thoắt kéo tơ từ mớ kén đang nổi bồng bềnh trong nồi nước sôi tỏa khói tại làng Cổ Chất (Việt Nam), nơi nhiều thế hệ gia đình đã gắn bó với nghề làm tơ tằm suốt hơn một thế kỷ qua”, AFP mở đầu bài viết Giữ sợi tơ sống mãi tại một làng tơ tằm Việt Nam với nét lao động đặc trưng của người dân nơi đây. Được biết, chuyến đi của phóng viên AFP diễn ra vào những ngày cuối cùng của mùa sản xuất tơ tằm ở Cổ Chất.

Sau chặng đường dài hai tiếng từ thủ đô Hà Nội, tác giả đặt chân đến làng nghề nổi tiếng và hòa vào không khí lao động hăng say của người dân nơi đây. “Hàng chục công nhân (chủ yếu là phụ nữ) trong các xưởng sản xuất đang miệt mài khuấy các nồi nước sôi, nhẹ nhàng kéo kén qua những làn hơi nước nghi ngút bốc lên. Sau khi các sợ tơ vàng, trắng được cuộn gọn vào các khung gỗ, công nhân sẽ đem chúng phơi nắng cho khô”, AFP mô tả công đoạn sản xuất tơ tằm.

“Sản xuất kén tằm phụ thuộc 90% vào thời tiết, các sản phẩm của chúng tôi sẽ bị hư hỏng nếu không được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Ngay cả khi sợi tơ có chất lượng tốt nhất vẫn bị hư hại nếu gặp thời tiết khắc nghiệt”, ông Phạm Văn Ba, chủ một xưởng sản xuất đồng thời lớn lên trong gia đình có ba đời theo nghề tơ tằm tiết lộ với phóng viên hãng thông tấn của Pháp.

Làng tơ tằm trăm năm ở Nam Định xuất hiện trên báo quốc tế - ảnh 1

Làng tơ tằm Cổ Chất được giới thiệu trên trang web của hãng thông tấn Pháp

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Cũng theo AFP, trung bình mỗi công nhân sẽ xử lý khoảng 30kg kén/ngày. Thành phẩm cuối cùng sẽ được bán cho thương lái trước khi chúng được đem xuất khẩu sang Lào và Thái Lan. Hiện một vài hộ trong làng đã đầu tư máy móc hiện đại vào trong các quy trình sản xuất tơ tằm nhằm tăng năng suất cũng như giải phóng sức lao động. Tuy nhiên, phần lớn người dân ở Cổ Chất vẫn chọn cách kéo tơ theo phương pháp thủ công dẫu điều đó đồng nghĩa với việc họ phải ngồi đầm đìa mồ hôi giữa cái nắng nóng ngày hè và hơi nước sôi bốc lên nghi ngút đến ngột ngạt.

Theo lý giải của ông Ba, việc kéo tơ theo cách truyền thống có thể “cứu” được những sợi tơ còn dùng được ngay cả khi chúng không đạt chất lượng. “Nguyên liệu mà không chuẩn thì máy móc cũng chẳng thể làm nổi, máy vẫn chẳng thể sánh nổi tay người thợ nên xưa nay làng này toàn làm bằng phương pháp thủ công. Kén tằm đẹp thì thợ cho ra loại tơ đẹp, kén tằm xấu thì cho ra loại tơ vừa phải”, chủ xưởng sản xuất này nói thêm.

Làng tơ tằm trăm năm ở Nam Định xuất hiện trên báo quốc tế - ảnh 2

Kéo tơ bằng thủ công tốn nhiều công sức của người thợ song vẫn được người dân trong làng ưa chuộng hơn việc dùng máy móc

ẢNH: AFP

Được biết, mỗi người thợ lành nghề có thể thu nhập 10 USD (khoảng 230.000 đồng)/ngày. Tuy nhiên, theo chia sẻ của Trần Thị Hiền - lao động tại làng, mức thu nhập trên khá bấp bênh. “Nếu giá thị trường tăng, chúng tôi sẽ kiếm được lời. Còn không thì mức tiền này chỉ đủ để trang trải chi phí hằng ngày”, người phụ nữ 37 tuổi này chia sẻ. Giống như nhiều người khác sống ở làng Cổ Chất, chị Hiền cũng lo lắng về tương lai của nghề tơ tằm khi nhiều thanh niên trong làng không muốn tiếp nối nghề gia đình mà bị cuốn vào những công việc khác ở chốn thành thị. “Con tôi nói với tôi rằng nghề này khó khăn quá, chúng muốn tìm những công việc khác để thay thế”, chị Hiền nói thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Làng tơ tằm trăm năm ở Nam Định xuất hiện trên báo quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO