Ký ức xem phim ở khu tập thể thời bao cấp

HNM| 23/03/2022 09:28

"Thời 4.0", các bạn trẻ quá quen với các loại hình giải trí qua máy điện thoại di động chắc không thể hình dung nổi ông bà, cha mẹ mình đã xem phim bằng cách gì. Đáng nói là có một thời thế hệ 5x, 6x chúng tôi đã được thưởng thức "nghệ thuật thứ 7" trên sân của khu tập thể.

Ký ức xem phim ở khu tập thể thời bao cấp
Cảnh xem chiếu bóng thời bao cấp.

Sẩm tối, khi loa phát thanh treo ở đầu khu tập thể 8-3 ọ ẹ thông báo tối nay sẽ có phim ở sân nhà A5 - A6 thì lũ choai choai chúng tôi hối hả dọn dẹp, rửa bát, giặt giũ cho nhanh để còn đi xem phim. Cô bạn cùng lớp phóng từ nhà ở D3 đến nhà tôi ở D4 giục: "Nhanh tay lên, để khuya về làm nốt, tối nay có phim "Rútxlan và Lútmina" đấy!". Hai đứa ríu rít ra sân nhà A6 đã thấy trẻ con, người lớn đứng chật cái sân rộng.

Những năm 60 của thế kỷ trước, các khu tập thể lớn trong nội thành như Kim Liên, Dệt 8-3, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương, Cao Xà Lá với những dãy nhà cao bốn tầng, có đủ lớp mẫu giáo, nhà trẻ, căng tin, nhà ăn tập thể... là niềm mơ ước của nhiều người sống trong các ngõ phố tập trung dân lao động ở Cầu Đất, Vân Hồ, Lò Lợn. Trong khu tập thể 8-3, đầu sân nhà A6 có hẳn một bục cao, tựa như sân khấu, để tối thứ bảy các gia đình có thể xem biểu diễn văn nghệ của Đoàn Thanh niên nhà máy. Cho đến nay mẹ tôi vẫn giữ ảnh cha tôi là Bí thư Chi đoàn chụp với đội văn nghệ, nữ mặc áo dài trắng, nam mặc sơ mi trắng. Một chú là nhạc công đang say sưa kéo đàn accordion, còn tôi 3 tuổi lũn cũn đứng cạnh cha. Một Hà Nội thanh lịch, tươi mới vô cùng trong ánh sáng của niềm tin, đúng như Tố Hữu viết: “Mỗi con người lấp lánh một ngôi sao”. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng rất sôi nổi nên Sở Văn hóa thành lập đội chiếu bóng lưu động. Một xe ô tô nhỏ, chở cả thợ kỹ thuật, máy móc, dụng cụ... vào khu tập thể, đến các khu lao động tập trung dân nghèo đô thị, ra làng quê ngoại thành chiếu phim cho nhân dân thưởng thức nghệ thuật.

Cái sân rộng đủ cho đội chiếu bóng lưu động đặt máy, căng phông màn chiếu phim. Lũ trẻ con ra xếp chỗ trước bằng đủ thứ: gạch, rổ rá rách... để được ngồi gần màn ảnh. Chúng tôi đã học lớp 7, lớn bổng rồi, ra dáng đàn chị, đứng túm tụm ở vòng ngoài, thi thoảng còn tán dóc. Phim chiếu phục vụ nhân dân theo cách không bán vé như ở rạp hoặc ở bãi chiếu bóng Mai Động. Ngày ấy đến xem phim ở bãi chiếu bóng Mai Động thì phải hích vai nhau mua vé, có khi choảng nhau sứt đầu mẻ trán với đám choai choai ở Vĩnh Tuy, Mai Động thường kéo cả bọn đông đến bãi, sẵn sàng ào vào cổng khi bác bảo vệ "tháo khoán" cho vào xem không cần mua vé.

“Này, tao thấy hôm nay có mấy tên ở trường học buổi chiều, đến sớm, tìm mảnh giấy nhét trên kẽ bàn cái Mơ đấy”, cô bạn thì thầm với tôi khi màn ảnh đang lướt tên phim và các diễn viên. “ Ờ, ờ... để xem... có tên diễn viên Trà Giang kìa”. Ngày ấy, hình ảnh các diễn viên Thế Anh, Trà Giang được chúng tôi coi như thần tượng. Mê lắm!

Nhờ đội chiếu bóng lưu động mà ngày ấy chúng tôi được xem rất nhiều bộ phim hay như: “Chung một dòng sông”, “Nổi gió”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Sao Tháng Tám”, “Ngày lễ Thánh”... Phim của các nước xã hội chủ nghĩa cũng được xem nhiều, nhưng tôi nhớ nhất phim “Trẻ mãi không già” của Ba Lan, “Cánh buồm đỏ thắm” của Liên Xô... Thiếu nữ châu Âu mắt xanh biếc, đẹp thế. Và những lâu đài cổ của họ thật tuyệt vời. Ước mơ của chúng tôi ở độ tuổi mới lớn cũng bay bổng theo những bộ phim ấy.

Mà cũng lạ, rạp Bạch Mai sát chợ Mơ, cách nhà tôi chỉ 2 kilômét, nhưng cứ thích ra sân tập thể xem phim, vừa xem vừa bình luận, xuýt xoa... Thi thoảng, đang chiếu đến đoạn hay thì màn ảnh đen kịt, máy quay phim kêu "phựt", sau đó mới hiểu, bác thợ chiếu phim thay cuộn phim khác, máy lại chạy xè xè... chiếu tiếp. Lũ trẻ lít nhít chả hiểu vì sao hình ảnh từ cái bánh xe to tròn ấy chiếu được lên cái màn vải màu trắng to như cái chiếu căng trước mặt chúng. Con bé Hà nhà chú Quý hàng xóm cứ nhất định sán đến, ngồi gần cái bánh xe để xem bánh xe quay từng vòng, thích thú lắm... Đôi lúc đang xem phim, chúng tôi bất chợt gặp bạn bên khu khác, cười hích vai nhau thay lời chào, ánh mắt long lanh. Thanh niên choai choai đi xem phim, nhất định phải diện áo sơ mi vải pô pơ lin trắng hay màu trứng sáo thanh nhã. Con gái diện áo sơ mi may kiểu Hồng Kông, cổ Đức, trông mô - đéc hẳn so với áo bà ba màu nâu non hoặc sơ mi màu xanh đậm của con gái ngoại thành. Có lẽ, nét duyên nhất của thiếu nữ tuổi 13 - 15 thời ấy là mái tóc được tết đôi sam, hay cuốn hai bên mang tai hình trái đào, dịu dàng đúng kiểu học trò mới lớn đã biết “làm đỏm”. Mãi đến tuổi 17, lũ chúng tôi mới “cai” xem phim ở sân A6, rủ nhau lên rạp Tháng Tám vì đã thành thiếu nữ rồi, không muốn chen chúc với bọn con nít nữa.

Tuổi thơ chúng tôi đã được biết những điều thần tiên, đến với chân trời mới lạ của văn minh - văn hóa nhân loại và các vùng miền của Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp qua màn ảnh như thế.

(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Thành ủy Hà Nội phát động, tổ chức không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho những người làm báo, mà còn góp phần cùng Thành phố trong việc phát triển văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
  • Người dân Thủ đô chung tay tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
    Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng đường phố, ngõ phố của Thủ đô, nhất là trong các quận nội thành vẫn ngổn ngang. Trước thực tế này, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Từ sáng sớm ngày 14/9, tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được tập trung cao độ với sự chung sức của nhiều đoàn thể và đông đảo người dân địa phương.
  • Thị xã Sơn Tây lan tỏa tinh thần “nhường cơm sẻ áo” tới đồng bào bị ảnh hưởng của bão số 3
    Thị ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa tổ chức phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.
  • Thị xã Sơn Tây chủ động, quyết liệt phòng chống bão lụt
    Bão số 3 cùng hoàn lưu sau bão đã để lại những hệ quả phức tạp, đặt ra những tình huống cấp bách chưa từng có trên thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) trong nhiều năm qua: nước sông dâng cao, đe dọa sự an toàn đê điều, nhiều vùng trũng rơi vào tình trạng ngập úng… Song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Sơn Tây đã triển khai quyết liệt, kịp thời, nỗ lực ở mức độ cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
  • Lan tỏa Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tại Cần Thơ và Cà Mau
    Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật, triển lãm tại Thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau; qua đó quảng bá các nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của Hà Nội ngàn năm văn hiến; con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì Hòa bình, Thành phố Sáng tạo tới nhân dân hai địa phương miền Tây Nam Bộ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • MV “Đàn ông không cần khóc” của ca sĩ Tùng Dương chạm đến cảm xúc khán giả
    Sau bài hát Cánh chim Phượng Hoàng tôn vinh hình tượng người phụ nữ, bài hát ''Đàn ông không cần khóc'' là góc nhìn của một nhạc sĩ trẻ về những phẩm chất đặc trưng của người đàn ông trong cuộc đời.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ
    Ngày 18-9, Bộ GD-ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Đừng bỏ lỡ
Ký ức xem phim ở khu tập thể thời bao cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO