Kinh tế Hà Nội năm 2018: Cơ hội tăng trưởng cao

Nguyên Anh/KTĐT| 02/12/2017 23:11

Nhìn vào bức tranh kinh tế - xã hội năm qua của Thủ đô, dễ thấy nhiều điểm sáng đáng mừng. Đây là cơ sở quan trọng để tin tưởng TP sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu đề ra trong năm 2018.

Có cơ sở phấn đấu
Năm 2018, Hà Nội phấn đấu thực hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,3 - 7,8% (năm 2017, Hà Nội hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8,5%, theo cách tính mới của T.Ư là đạt 7,3%). Trong đó, TP phấn đấu dịch vụ tăng 6,9 - 7,1%, công nghiệp - xây dựng 8,2 - 8,6%, nông nghiệp 2 - 2,5%, thuế sản phẩm 9,3 - 9,4%. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 10,5 - 11%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7,5 - 8%.
Với những gì đạt được trong năm 2017, mục tiêu đặt ra cho năm 2018 là có cơ sở. Kinh tế - xã hội năm 2017 của Hà Nội đạt được kết quả khá toàn diện. GDP tăng 8,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra; thu ngân sách vượt kế hoạch; thu hút vốn đầu tư tăng cao; lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội được đảm bảo; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển… Số DN tại Hà Nội không ngừng tăng, có 25.160 DN thành lập mới, tăng 11%, vốn đăng ký 240.000 tỷ đồng (tăng 4%), lũy kế số DN trên địa bàn là 231,92 nghìn DN.

Kinh tế TP tăng trưởng cao nhờ có nhiều lợi thế, trong đó có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 90% GDP. Hà Nội xếp thứ 7 trong top 10 TP có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, kéo theo đó là lợi thế về dịch vụ thương mại, vận tải… “Trong năm 2018, Hà Nội tiếp tục có những lợi thế mạnh như dịch vụ du lịch, vận tải, thu hút đầu tư khả quan. Đặc biệt, Hà Nội là một trong những địa phương phong trào khởi nghiệp đi đầu, tập trung những công nghệ cao” - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội Nguyễn Thanh Bình nhận xét.
Kích thích nguồn vốn đầu tư tư nhân

Năm 2018, TP phấn đấu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 40% thủ tục hành chính. Hiện nay, 4 hệ thống đang được Hà Nội lựa chọn tập trung triển khai là giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh và du lịch thông minh. Quan điểm của Hà Nội là tập trung vào những cái đang cần cho người dân. Nghĩa là, đánh giá chính quyền thông qua việc đo mức độ hài lòng của người dân.

Giám đốc Sở TT&TT

Phan Lan Tú


Thành tựu đạt được kể trên là kết quả sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, các cấp chính quyền TP, với vai trò “đứng mũi chịu sào” đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, tiếp tục đổi mới có tư duy sáng tạo, đột phá trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt, quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh thu hút vốn đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Hà Nội tăng 10 bậc. Cuối tháng 10 Hà Nội đã khai trương cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp startupcity.vn nhằm kết nối các DN khởi nghiệp và cơ hội phát triển.

Nhận xét về chỉ tiêu của Hà Nội đặt ra cho năm 2018, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, sang năm 2018 các điều kiện để tăng trưởng kinh tế thuận lợi hơn năm 2017: Tăng trưởng kinh tế thế giới cũng được dự báo là tốt hơn năm 2017. Hà Nội có nhiều lợi thế và nhiều điểm sáng trong thành tựu đạt được cho thấy tiềm lực tăng trưởng của TP rất lớn, song việc đặt chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2018 (7,3 - 7,8%) bằng với năm 2017 cho thấy bước đi thận trọng của Hà Nội đó là tăng trưởng hướng về chất.

Các chuyên gia cũng đánh giá cao cải cách hành chính của Hà Nội trong hỗ trợ DN và thu hút vốn đầu tư. Tuy vậy, có một số điểm Hà Nội phải tiếp tục đó là trong chính sách thu hút vốn đầu tư, Hà Nội cần tập trung xúc tiến vào những nhà đầu tư lớn và những nhà đầu tư công nghệ cao.

Bên cạnh đó, hiện nay, một số thủ tục về đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan đã tiến bộ, được nhiều DN ủng hộ, song còn một số lĩnh vực liên quan đến phân bổ nguồn lực, tiếp cận thị trường cần cải cách hơn nữa. Ví như thủ tục liên quan đến đầu tư, quy hoạch, đất đai, thủ tục giao đất… cho DN. Ngoài ra, công tác chỉ đạo thực hiện đến GPMB phải tiếp tục cải tiến hơn nữa mới giúp cho nhà đầu tư nhanh chóng vận hành đưa vào triển khai, mới tạo ra sản phẩm, tạo chuyển biến.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Hà Nội năm 2018: Cơ hội tăng trưởng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO