Khu vực nào kiểm soát được dịch Covid-19 thì chủ động báo cáo cấp quản lý cho trẻ mầm non đi học

KTĐT| 22/12/2021 12:16

Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn số 5969/BGDĐT-GDMN gửi các sở GD&ĐT về việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).

Nội dung công văn số 5969/BGDĐT-GDMN (TẠI ĐÂY) nêu rõ: Thời gian qua, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trẻ em mầm non ở nhiều tỉnh, TP trong cả nước tạm dừng đến trường, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ em không thể tham gia lao động, sản xuất vì phải dành thời gian chăm sóc trẻ tại nhà, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được đến trường an toàn, Bộ G&&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDMN thực hiện 4 nội dung cơ bản.
Thứ nhất, căn cứ hướng dẫn tại công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 của Bộ GD&ĐT (TẠI ĐÂY) về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục và các văn bản hướng dẫn của ngành Y tế, các cơ sở GDMN đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể là xác định đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện vệ sinh trường, lớp, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị… phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo nguyên tắc khu vực nào kiểm soát được dịch Covid-19 chủ động báo cáo cấp quản lý giáo dục để trẻ em trở lại trường học; phối hợp với y tế địa phương xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19, xử lý khi có trẻ em, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ của trẻ em là F0 bảo đảm theo quy định.
Thứ hai, các cơ sở GDMN điều chỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; đồng thời căn cứ nội dung tại Phụ lục kèm theo Công văn này điều chỉnh kế hoạch, phương án tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, chơi và học theo chế độ sinh hoạt cho trẻ em, phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19 tại địa phương, an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.
Thứ ba, cơ sở GDMN phối hợp với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, y tế, chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm an toàn khi đón trẻ quay trở lại trường và truyền thông về sự cần thiết, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc đưa trẻ em đến trường để được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phát triển toàn diện theo luật định và bảo đảm Quyền trẻ em. Ngoài ra, các cơ sở cũng phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ em, y tế địa phương nắm bắt, có phương án xử lý kịp thời khi có tình huống diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt trong trường hợp trẻ em có biểu hiện mắc Covid-19. Trước khi đưa trẻ em trở lại cơ sở GDMN, gia đình phải cam kết với nhà trường về việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 vì sự an toàn của trẻ.
Thứ tư, các sở GD&ĐT tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, xử lý kịp thời, bảo đảm các cơ sở GDMN an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến kéo dài và phức tạp.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
Đừng bỏ lỡ
Khu vực nào kiểm soát được dịch Covid-19 thì chủ động báo cáo cấp quản lý cho trẻ mầm non đi học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO