Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi: Chỉ nên tu bổ, tôn tạo

Linh Anh/KTĐT| 01/11/2018 09:18

Nếu được đồng ý, Hà Nội sẽ có một khu tưởng niệm danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi hoành tráng, ngang tầm với các khu tưởng danh nhân văn hóa Nguyễn Du (Hà Tĩnh) hoặc một số vị anh hùng dân tộc khác.

Tuy nhiên, có cần thiết đầu tư hàng trăm, hoặc nghìn tỷ đồng để xây dựng một khu tưởng niệm lại là vấn đề làm đau đầu các nhà văn hóa và nhà quản lý.

Băn khoăn xây mới hay tu bổ

Đền thờ Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1964, thực chất là nhà thờ dòng họ Nguyễn, nên đến nay di tích này vẫn thuộc sở hữu của dòng họ. Phải thừa nhận, quy mô khởi điểm của di tích rất nhỏ hẹp. Năm 1980, địa phương có xây dựng thêm, mở rộng khuôn viên phía trước. Lúc này, di tích không chỉ còn đơn sơ với riêng đền thờ mà có hồ bán nguyệt, khu vườn đặt tượng Nguyễn Trãi. Nhưng theo GS Lê Văn Lan: “Ngay cả khi thêm vào thì di tích vẫn đểnh đoảng về quy hoạch”.
Chính vì vậy, năm 2017, huyện Thường Tín đã làm tờ trình xin chủ trương về việc mở rộng khu di tích này thành quần thể khu lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức ngay tại quê hương của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (xã Nhị Hà, huyện Thường Tín). Theo tờ trình của UBND huyện Thường Tín đề xuất xây mới khu lưu niệm, trên nền khu di tích cũ và mở rộng diện tích đến hơn 7.000m2. Bên cạnh việc mở rộng khu Trại Ổi Ao Huê, gắn với ngôi trường dạy học của cha danh nhân Nguyễn Trãi, đơn vị tư vấn còn xin ý kiến xây thêm một ngôi đền thờ vị anh hùng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều băn khoăn, có nên đặt vấn đề xây mới đền thờ khi đền thờ cũ vẫn đang tồn tại. Đặc biệt, khi di tích đã được xếp hạng thì việc lập đền thờ mới cạnh di tích cũ là điều khó được ngành văn hóa chấp thuận. PGS.TS Phạm Mai Hùng cho rằng: “Biện dẫn lý do di tích đang tồn tại có kiến trúc đơn giản, thuộc sở hữu của dòng họ Nguyễn để đề xuất xây dựng một khu đền mới là không thuyết phục. Bởi trong một làng không thể có hai nhà thờ, thờ chung một vị thần hoặc một anh hùng dân tộc”. Phần lớn các ý kiến trong hội thảo đều cho rằng nên tu bổ, tôn tạo từ nền móng của ngôi đền cũ.

Dựng để làm gì?

Công lao, vai trò và tài năng của danh nhân Nguyễn Trãi đã được minh chứng qua hàng trăm năm lịch sử. Thế nhưng, việc xây mới, mở rộng theo những đề xuất trên cần rất thận trọng. Nói như PGS.TS Phạm Mai Hùng, Hà Nội không thể tị với Hải Dương, nơi đây được xây mới đền thờ Nguyễn Trãi khang trang, bởi sau khi mẹ mất, tuổi ấu thơ của Nguyễn Trãi gắn với Côn Sơn. Trước khi vào Lam Sơn, 10 năm phiêu dạt của Nguyễn Trãi cũng ở Côn Sơn. Đây cũng là nơi ông ở những ngày cuối đời, nơi chứng kiến vụ án tàn bạo Lệ Chi Viên…

Đã có đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương, vậy Hà Nội xây thêm khu tưởng niệm có lãng phí? Theo quan điểm của các nhà khoa học, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) trong đó có đền thờ Nguyễn Trãi còn để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An… Trong khi, dựng nên một khu tưởng niệm tại quê hương Nguyễn Trãi vừa để vinh danh ông nhưng cũng là để kết nối với việc bảo tồn di sản văn hóa làng Nhị Khê và tính chất dòng họ của văn hóa làng xã. Tuy nhiên, để làm được điều này, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng, đơn vị tư vấn cần thay đổi kết cấu của khu tưởng niệm để không tạo cảm giác tách biệt với bối cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế của làng Nhị Khê. Hơn nữa, các công năng xã hội như vinh danh văn hóa các dòng họ, vị tổ nghề của làng cũng phải được đẩy mạnh để nơi đây đúng là một không gian văn hóa cộng đồng đa chức năng cả một làng quê đang trong quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, các nhà khoa học nhấn mạnh, độ rộng lớn của một công trình không phải là thước đo tình cảm của thế hệ hôm nay với công lao của cha ông ta ngày xưa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Gần 2.000 người dự phát động toàn dân tập bơi, phòng, chống đuối nước
    Ngày 17/5, tại thị xã Sơn Tây, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước thành phố Hà Nội năm 2025 cho gần 2000 cán bộ, học sinh, đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn...
  • Hà Nội: Tầm soát ung thư, khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân
    Sáng 17/5, tại Khu Công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai đã diễn ra chương trình khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe miễn phí cho nữ công nhân lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • Triển lãm ảnh trực tuyến “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”
    Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông tấn xã Việt Nam (Chi đoàn Ban Biên tập ảnh) tổ chức triển lãm ảnh trực tuyến với chủ đề “Đại đoàn kết - sức mạnh từ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”.
  • Hội hát Chèo tàu được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1351/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • K9 Đá Chông - Căn cứ địa mãi in dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nằm ẩn mình trong khu rừng già tại huyện Ba Vì, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km, K9 Đá Chông là căn cứ địa nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng làm việc và nghỉ ngơi trong những năm 1957 - 1969. Nơi đây đã in dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những năm tháng kháng chiến đầy thử thách của dân tộc, chứa đựng lớp trầm tích quý giá của ký ức, đạo lý và niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
  • Tái hiện phong trào Đồng Khởi trên sân khấu tuồng
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt vở “Không còn đường nào khác” để tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời ôn lại trang sử hào hùng của dân tộc.
  • Ra mắt bộ sách đặc sắc kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi
    Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 – 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Tiền Giang nhằm tôn vinh một trong những tên tuổi lớn của văn học Việt Nam.
Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi: Chỉ nên tu bổ, tôn tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO