Khu di tích Chichén - Itzá (Mexico)

Trần Mạnh Thường| 06/10/2021 16:57

Khu di tích Chichén - Itzá (Mexico)
Đền quan sát thiên văn ở Chichén-Itzá

Cái tên Chichén-Itzá, theo tiếng Yucatec, Maya có nghĩa “tại miệng giếng của Itzé”. Vùng phía Bắc Yucatan không có một con sông nào, nên tại nơi có ba chỗ đất bị sụt tự nhiên hình thành ba cái hồ nước cung cấp nước quanh năm cho Chichén-Itzá. Vì vậy Chichén-Itzá trở thành địa điểm hấp dẫn của những người dân. Hai trong số ba hồ nước đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trong đó hồ Hy Sinh là hồ nổi tiếng nhất và nó được dùng cho việc cúng tế vị thần mưa Maya là Chaac. Nhiều vật thể quý như ngọc bích, đồ gốm và hương thơm được ném xuống hồ này để hiến dâng cho Chaac.

Chichén-Itzá trở thành một vùng nổi tiếng trong khu vực vào khoảng năm 600 Tr.CN (tức là khoảng cuối của giai đoạn Đầu Cổ điển). Nhưng phải tới thời kỳ Hậu Cổ điển nửa đầu cuối Cổ điển, nơi này mới trở thành một trung tâm thực sự, tập trung và chi phối chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và đời sống tại khu vực đất thấp phía Bắc Maya. Nhưng từ thế kỷ X (sau Công nguyên), nền văn minh Maya ngày càng suy yếu. Lợi dụng thời cơ này, vào khoảng năm 987, một vị vua Toltec tên là Quetzalcoatle, với một đội quân hùng mạnh từ miền Trung Mexico đến đây đánh chiếm cai trị vùng đất này, đồng thời mở rộng và cải tạo Chichén-Itzá trở thành thủ đô của người Toltec, một phiên bản của thủ đô Tula.

Khu di tích Chichén-Itzá tồn tại đến ngày nay, không hoàn toàn thuộc phong cách  nghệ thuật Maya và cũng không còn thuần túy mang phong cách nghệ thuật Toltec, mà nó là một sự pha trộn hỗn hợp, đan xen của hai mô thức văn hóa, tư tưởng của người Maya và người Toltec.
Chiché-Itzá từng là thủ phủ mới của vị vua Toltec là Quetzalcoatle. Trong ngôn ngữ Toltec Quetzalcoatle có nghĩa là thần rắn có lông vũ và theo tiếng Maya gọi là Kakulcan. Sau khi nhà vua qua đời, Quetzacoatle được đồng nhất với thần linh. 

Khác với xã hội Maya thời Đầu Cổ điển, Chichén-Itzá không nằm dưới quyền cai trị cá nhân của một vị vua hay một dòng họ. Theo Sharer và Traxler thì tổ chức chính trị của thành phố Chichén-Itzá được xây dựng theo một hệ thống “Multepal”, do một hội đồng quản lý. Hội đồng này gồm các thành phần tinh túy của các dòng họ cai trị.

Chichén-Itzá là một trung tâm kinh tế lớn của vùng đất thấp phía Bắc Maya ở thời cực thịnh của nó. Tham gia vào con đường thương mại trên biển quanh bán đảo  thông qua cảng tại Isla Cerritos, Chichén-Itzá có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên không có trong khu vực, mà từ những nơi xa xôi như miền Trung Mexico (các loại đá quý) và vàng ở Nam Trung Mỹ. 

Khu di tích Chichén - Itzá (Mexico)
Các cột đá có khắc hình các chiến binh ở Chichén-Itzá
Dưới thời Quetzalcoatle người ta xây dựng nhiều công trình kiến trúc bằng đá rất vĩ đại. Đó là những đền đài, cung điện, sân khấu, nhà tắm và sân bóng…  Nổi bật nhất ở trung tâm Chichén-Itzá là Kim Tự Tháp do vua Quetzalcoatle xây dựng. Ngôi đền này còn được gọi là “Thành trì” gồm 4 mặt. Mỗi mặt đều có 91 bậc thềm. Điều rất kỳ lạ và độc đáo là tổng số bậc thềm và bậc thang của nền đền đều chia chẵn cho số ngày và số tháng của một năm và tượng trưng cho 4 mùa của một năm. Đền có 52 phiến đá chạm khắc tinh vi tượng trưng cho 52 năm là một năm luân hồi trong lịch của người Maya. Việc định vị phương hướng cho công trình kỳ vĩ này cũng được các công trình sư (?) tính toán kỹ lưỡng. Các bậc thang 4 mặt của tháp hướng đúng chính Bắc, chính Nam, chính Đông và chính Tây.

Ở Chichén-Itzá có một sân bóng vào loại tốt nhất vùng Trung Mỹ. Sân vận động có hai bức tường song hành dài 83 mét, khoảng giữa cách nhau 2 mét. Hai đầu sân bóng người ta xây dựng nhiều đền miếu. Một câu hỏi được đặt ra rằng, sân bóng được xây dựng ngay cạnh các đền đài có mang ý nghĩa tôn giáo không? Điều này, đến nay vẫn còn là một ẩn số. Nhưng nhìn vào phù điêu trên tường ta thấy có một số hình người thi đấu bị chặt đầu. Điều đó nói lên cuộc thi đấu chấm dứt bằng cái chết của một bên. Vào thời đại Aztec, có một bản tường trình về loại thi đấu này. Trong đó nói rằng, trên hai bức tường, mỗi bên đều có một dãy lỗ hổng, người thi đấu nếu đón được quả bóng từ một lỗ hổng đó rơi ra, đấu thủ đó là người thắng cuộc. Khán giả sẽ ném y phục của họ cho người thắng cuộc. Đó chính là phần thưởng của khán giả cho đấu thủ thắng. Đội quân thua trận đều bị chặt đầu.

Dọc theo hành lang dài thông đến đền Các Chiến Binh (Templo de ló Guerreros), có người gọi là đền Dũng Sĩ của Chichén-Itzá. Đền Các Chiến Binh gồm một Kim Tự Tháp với các bậc lớn ở phía trước và các hàng cột điêu khắc, biểu tượng các chiến binh. Khu vực này tương tự như đền ở thủ đô Tula của Toltec. Qua đó, cho thấy có một số hình thức của sự giao lưu văn hóa giữa hai vùng miền. Tuy nhiên, ngôi đền ở Chichén-Itzá được xây dựng với quy mô lớn hơn. Đền Các Chiến Binh được trang trí nhiều phù điêu, bích họa và có nhiều tác phẩm nghệ thuật Toltec mà chủ đề của những tác phẩm này là hổ châu Mỹ và chim ưng trống.

Ngoài ra, thành cổ Chichén-Itzá còn có một ngôi đền mang tên Cọp Dữ được xây trên tảng đá lớn, trước cửa đền chạm khắc một con hổ châu Mỹ, canh giữ cửa đến và một số lăng mộ của thầy tế…

Thời kỳ Chichén-Itzá được coi là trung tâm quyền lực, nhưng tồn tại không lâu dài. Cuốn biên niên sử Maya ghi lại rằng vào năm 1221, nổ ra một cuộc nổi loạn và nội chiến bùng phát. Các cuộc khai quật khảo cổ đã xác định rằng, các mái gỗ của ngôi chợ lớn và đền Các Chiến Binh cùng bị đốt cháy. Từ đó, Chichén-Itzá đi vào giai đoạn suy tàn, từ khi quyền cai quản Yucatan rơi vào tay Mayapan. Khoảng vào năm 1224, toàn bộ khu vực này bị bỏ hoang phế.

Năm 1531, người Tây Ban Nha do Francisco de Montejo chỉ huy xâm lược vùng đất này, đã tới Chichén-Itzá và có ý định biến Chichén-Itzá thành thủ đô của Yucatan Tây Ban Nha, nhưng sau một cuộc nổi dậy chống lại quân xâm lược Tây Ban Nha của người Maya, Francico Montejo và các lực lượng của y đã phải rời khỏi vùng đất này.

Khu di tích Chichén-Itzá đã được Ủy ban Di sản của UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại năm 1988. Và mới đây New World Coporation (NWOC), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Thụy Sỹ đã tiến hành qua lá phiếu tự do và lá phiếu trả tiền với hình thức điện thoại hoặc Internet đã chọn khu di tích Chichén-Itzá là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Khu di tích Chichén - Itzá (Mexico)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO