Khốc liệt trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc

Lệ Quyên | 22/04/2018 22:17

Giáo dục ngoài công lập những năm gần đây phát triển mạnh mẽ , đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng trường ngoài công lập được thành lập khá nhiều ở các cấp học. Tuy nhiên không phải trường nào cũng phát triển và đứng vững. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường , luận bàn về những khó khăn , thách thức và thuận lợi.

Phóng viên BáoNgười Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền – CTHĐQT trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội và Tiễn sỹ Nguyễn Văn Hòa – CTHĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm,Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm - CTHĐQT Trường Đinh Tiên Hoàng. Được biết, họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, là những người tiên phong trong việc xây dựng và phát triển trường ngoài công lập và có bề dày kinh nghiệm quản lý.

Trường ngoài công lập, tuy được “sinh sau đẻ muộn” song cũng đã khẳng định được những ưu điểm và vị thế của mình trong việc tìm ra đáp số của bài toán mang tên quá tải tại các trường công lập, góp phần vào việc  nâng cao chất lượng của ngành giáo dục , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh về một môi trường giáo dục toàn diện.

Khốc liệt Trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc
Học sinh trường Đoàn Thị Điểm trong ngày hội đọc sách

Phải thừa nhận rằng, sự ra đời của mô hình giáo dục ngoài công lập là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện nay. Nó đã và đang song hành cùng với hệ thống công lập – Một dòng chảy được cho là chính thống và hoàn toàn được bao cấp bởi nhà nước. Vậy đứng trước những thời cơ và thách thức, các trường ngoài công lập đã và đang gặp phải những
khó khăn gì. Và những tác động của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của trường ngoài công lập như thế nào. Bởi lẽ, trường ngoài công lập được xem như một doanh nghiệp nên chịu sự chi phối và buộc phải tuân theo quy luật thị trường là điều hiển nhiên.

 Bàn về những vấn đề khó khăn nhất mà trường ngoài công lập gặp phải từ trước đến nay, theo NGND Nguyễn THị Hiền – CTHĐQT Trường Đoàn Thị Điểm cho rằng : Hiện nay có quá nhiều trường tư thục được mở ra trong khi chưa đáp ứng được các điều kiện về tài chính và kinh nghiệm quản lý. Điều này đã có tác động xấu đến hệ thống trường  ngoài công lập nói chung”. Vấn đề  khó tiếp theo làm cho các nhà giáo hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngoài công lập luôn luôn phải trăn trở đó chính là quỹ đất dành cho việc xây trường quá hạn hẹp ,hầu hết các trường đang phải loay hoay trong việc tìm đất xây trường. Trong khi quỹ đất dành cho việc xây dựng các trung tâm thương mại, các dự án địa ốc không phải là con số nhỏ. Chính điều này sẽ dẫn tới trình trang “ăn sổi ở thì” của một số trường ngoài công lập và dĩ nhiên chất lượng giáo dục sẽ không được đảm bảo. Bên cạnh những khó khăn trên thì điều mà các trường ngoài công lập quan tâm chính là  năng lực, chất lượng của đội ngũ quản lý và giáo viên. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để trường ngoài công lập phát triển bền vững.

Hoạt động dạy và học ngoài công lập cùng với giáo dục công lập làm nên thị trường dạy và học. Vấn đề đặt ra, là làm thế nào để thị trường dạy và học ổn định và phát triển lành mạnh?  Rõ ràng thị trường dạy và học chỉ có thể ổn định khi nó tuân thủ theo quy luật cung - cầu, theo nguyên tắc đáp ứng tối đa nhu cầu được học tập của xã hội, tức là tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường. 

Nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các trường ngoài công lập ở cả hai mặt tích cực
và tiêu cực. Mặt tích cực của quy luật thị trường đó là tạo ra giá trị, và yêu cầu ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Thêm vào đó sự ra đời ồ ạt của nhiều trường ngoài công lập cũng tạo nên sự cạnh tranh giữa các trường ngoài công lập với các trường công lập và giữa các trường ngoài công lập với nhau. Sự cạnh tranh này thúc đẩy cac trường ngoài công lập phải không ngừng đổi mới, luôn đi trước đón đầu để nâng cao chất lượng dạy học và tìm ra được màu sắc của riêng mình cũng như phát hiện ra nhu cầu của xã hội theo từng giai đoạn. Mặt khác cũng chính nền kinh tế thị trường đã khiến cho nhiều trường ngoài công lập phát triển thiếu bền vững,  thành lập trường khi chưa đủ mạnh về tài chính và thiếu khả năng quản lý,  chưa vững chuyên môn.  Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng  dẫn đến tình trạng không trung thục, bớt xén, bất chấp quy luật của giá trị,làm theo kiểu “ giật gấu vá vai”. Và một điều không thể tránh khỏi là hiện tượng chảy máu chất xám cũng đang diễn ra ở rất nhiều trường

Theo TS Ngyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường  THPT Đinh Tiên Hoàng – Chu tịch hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng : “Giáo dục được cho là một ngành sản xuất đặc biệt vì sản phẩm tạo ra chính là con người. Nên sản phẩm được tạo ra không đươc phép lỗi, hỏng”. Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thi trường dạy và học phát triển lành mạnh? Để khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển, thu hút các nguồn lực đầu tư, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, rất cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời cùng với sự vào cuộc tích cực của nhà nước và các cấp, ngành .Theo ý kiến của những người trong cuộc thì hiện nay nhà nước chưa phát huy được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục ngoài công lập. Nghị quyết 29 QD/TW về đổi mới giáo dục có đề cập đến việc tạo điều kiện cho giáo dục ngoài công lập phát triển tuy nhiên nhà nước vẫn chưa thực sự vào cuộc để cũng các trường ngoài công lập tháo gỡ những khó khăn. Thay vì quản lý theo kiểu “siết chặt”, cố gắng thiết lập kỷ cương trói buộc sự  năng động ,sáng tạo của các trường ngoài công lậpthì nhà nước nên tao điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển. GS Nguyễn Văn Hòa – CTHĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh rằng : “ Chính phủ nên quản lý theo quan niệm “Chính phủ kiến tạo, quản lý không phải quản lý mà là kiến tạo”. Với quan điểm này thì Nhà nước sẽ đóng vai trò của một trọng tài, một người hướng dẫn, chỉ đường để các trường ngoài công lập phát huy được tối đa thế mạnh của mình.

 Đứng trước những thời cơ, thách thức  đòi hỏi các trường ngoài công lập phải tự thân vận động,phát huy nội lực và không ngừng đổi mới để phát triển bền vững. Để vượt qua được những thách thức ấy một lần nữa không thể thiếu  sự quan tâm của Nhà nước nếu không chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà trên mặt trận giáo dục. Đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư về giáo dục của nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường giáo dục Việt Nam.

(0) Bình luận
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Khai mạc triển lãm ENTECH HANOI 2025
    Sáng ngày 25/6, Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2025 (ENTECH HANOI 2025) đã được khai mạc.
  • Taste of Queensland: Kết nối tôn vinh mối quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Queensland
    “Taste of Queensland” do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư bang Queensland (TIQ) phối hợp với Hiệp hội Thịt và Chăn nuôi Australia (MLA) tổ chức tại Hà Nội đã trở thành điểm nhấn nổi bật trong hành trình thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa Queensland và Việt Nam.
  • Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1-7-2025
    Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc nâng cấp chức năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối thông suốt với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, đưa vào thử nghiệm chính thức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trước ngày 28-6-2025 để bảo đảm vận hành thông suốt từ ngày 1-7-2025.
  • Tôn vinh 125 doanh nghiệp, cá nhân tại Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2025
    Tối 22/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức Lễ biểu dương “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards” lần thứ tư, năm 2025.
  • Cầu nối xúc tiến chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy đầu tư hiệu quả
    Với chuỗi hoạt động chuyên môn thiết thực, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Việt Nam 2025 – VIET INDUSTRY 2025 khẳng định vai trò là điểm kết nối hiệu quả giữa công nghệ – đầu tư – sản xuất.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • [Podcast] Chùa Vạn Ngọc – Cổ tự linh thiêng bên sông Hồng
    Hà Nội nghìn năm văn hiến, đã ghi dấu trong sử sách, và cũng hiện hữu trong từng mái đình, ngõ xóm, từng tấm bia cổ rêu phong giữa lòng phố thị hôm nay. Với hàng vạn di tích được xếp hạng, từ di tích quốc gia đặc biệt đến các di chỉ văn hóa làng xã, Thủ đô Hà Nội là một “bảo tàng sống” – nơi truyền thống và hiện đại giao thoa trong từng hơi thở. Giữa kho tàng ấy, có những ngôi chùa mang trong mình một vẻ đẹp trầm mặc ngay giữa phố thị tấp nập, đó là chùa Vạn Ngọc.
  • “Bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội phát triển, đóng góp nhiều hơn vào GRDP Thủ đô
    “Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030” đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua vào chiều ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25. Đây là “bệ phóng” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội đóng góp nhiều hơn vào GRDP thành phố, phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng của Trung ương và Thành ủy Hà Nội đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Khốc liệt trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO