Hội thảo "Mua bán, sáp nhập công ty tại Việt Nam 2009" do Bộ KH-ĐT tổ chức ngà y 11/6 tại Hà Nội.
Tại đây, các diễn giả đửu có chung một nhận định, hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp ( M&A) sẽ trở nên sôi động trong bối cảnh suy thoái kinh tế toà n cầu. Đây là hệ quả tất yếu khi hà ng loạt các doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ phải chọn cách tái cấu trúc thay vì tuyên bố phá sản và giải thể doanh nghiệp.
Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, hiện nay, rất nhiửu doanh nghiệp nước ngoà i có tiửm lực kinh tế mạnh cũng đang nhảy và o thị trường M&A Việt Nam. Xu thế sẽ diễn ra là các nhà đầu tư nước ngoà i có thể rót vốn và o Việt Nam thông qua các thương vụ M&A. Đó cũng là một cơ hội tốt cho phía doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác mạnh để liên kết phát triển.
Thương vụ M&A giữa Ocean Bank và Tập đoà n Dầu khí được đánh giá là thà nh công
Những thương vụ M&A đình đám được biết đến chủ yếu là diễn ra từ năm 2008 như Tập đoà n Dầu khí Việt Nam mua 30% cổ phần của Ngân hà ng Đại Dương, hay Ngân hà ng HSBC đã tăng tỷ lệ sở hữu của mình trong Ngân hà ng Teckcombank từ 14,4% cổ phần lên 20%, Vietel mua 15% của Ngân hà ng Quân đội...
Đáng tiếc là , Bộ KH-ĐT mặc dù chủ trì và khơi lên vấn đử hot nà y nhưng đến nay, cũng chưa có thống kê đầy đủ nà o vử tình hình M&A tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Vì vậy, vẫn chưa thể có đánh giá chính xác vử mức độ thà nh công trong các thương vụ M&A ở Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Dominic Scriven- Công ty Dragon Capital Việt Nam cho rằng, khi chính sách pháp lý chưa thống nhất, đồng bộ thì tỷ lệ thà nh công của các vụ M&A sẽ là thấp.
Hiện nay, quy định vử hoạt động M&A của Việt Nam nằm rải rác trong Luật doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh. Việc thiếu thông tin trong các quyết định M&A sẽ mang lại nhiửu rủi ro cho chính doanh nghiệp.
Hiện nay, các quyết định nà y chủ yếu là do Hội đồng quản trị công ty và đôi khi, các cổ đông của công ty sẽ phải chịu thiệt thòi. Hoạt động nà y sẽ cần phải được minh bạch hơn, ông Phạm Duy Nghĩa lưu ý.