Khẩn trương hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững

Theo Minh Hải/Việt nam Hội nhập| 21/07/2018 22:43

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lộ trình thực hiện; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp; tăng cường đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia tại các bộ, ngành, địa phương.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018.

Theo đó, phát triển bền vững là mục tiêu bao trùm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước; không chỉ là nhiệm vụ của một bộ, ngành, một lĩnh vực, địa phương; không chỉ là vấn đề kinh tế, chất lượng tăng trưởng mà bao gồm cả các vấn đề xã hội, môi trường, văn hóa, con người.

Khẩn trương hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát và thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017); trong năm 2018, rà soát, xây dựng và hoàn thành việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện phát triển bền vững trong ngành, lĩnh vực, địa phương mình, bảo đảm lồng ghép, phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và lộ trình thực hiện; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp; tăng cường đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia tại các bộ, ngành, địa phương. 

Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4 làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD. Tiếp tục phát huy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhất là của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc phát hiện các rào cản về thể chế pháp luật, nhất là điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục hành chính để kịp thời tháo gỡ, hoàn thiện; đề cao trách nhiệm giải trình, kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, các tiêu cực, nhũng nhiễu. 

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, cùng các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu; hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm vun đắp, khuyến khích và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh sinh viên, thanh niên nông thôn. 

Các bộ, ngành, địa phương đều phải chủ động nhận diện, tiếp cận, khai thác hiệu quả cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Ngân hàng Thế giới có báo cáo khách quan, khá toàn diện về Tương lai việc làm Việt Nam. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện chính sách, nhất là về các vấn đề tạo việc làm tốt trong nền kinh tế hiện đại, nâng cao chất lượng việc làm trong nền kinh tế truyền thống và kết nối người lao động có trình độ với những việc làm phù hợp.

Trên cơ sở kết quả Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về phát triển bền vững, hoàn thành trong quý III năm 2018./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Khẩn trương hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO