Sự kiện & Bình luận

Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tại Hà Nội

Duy Minh 09:50 23/04/2024

Sáng 23/4, Lễ khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 diễn ra tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự và phát biểu chỉ đạo.

v69clgtu.png
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn và các đại biểu tham dự Đối thoại Tổng thư ký ASEAN với thanh niên chụp ảnh chung tại Quảng trường ASEAN vừa khánh thành tại khuôn viên Học viện Ngoại giao, ngày 22/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

Sáng kiến AFF 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, là sáng kiến đa phương quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam, góp phần định hình tương lai phát triển của ASEAN và quan hệ ASEAN với các đối tác.

Tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, về phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài phát biểu chính thức. Cùng tham dự có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Về phía bạn bè quốc tế, có Thủ tướng Lào (Chủ tịch ASEAN 2024) Sonexay Siphandone và Tổng thư ký ASEAN TS. Kao Kim Hourn có bài phát biểu; Thủ tướng Malaysia (Chủ tịch ASEAN 2025) Dato' Seri Anwar Ibrahim và Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres gửi thông điệp ghi hình đến Hội nghị.

Bên cạnh đó, Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr., Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin, Thủ tướng Timor-Leste Xanana Gusmão gửi thông điệp chúc mừng; cùng sự hiện diện của các Đại sứ ASEAN tại Việt Nam; đại diện các đại sứ quán ASEAN tại Việt Nam cùng các tổ chức, học giả, doanh nghiệp và thanh niên các nước ASEAN.

Diễn đàn gồm 2 phiên thảo luận chính, với chủ đề "ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững" và "Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm".

Diễn đàn hướng tới tạo dựng khuôn khổ để các bên liên quan của khu vực và ngoài khu vực cùng đến tham gia cung cấp các ý tưởng, sáng kiến cho quá trình xây dựng tầm nhìn ASEAN đến năm 2045 và thực hiện tầm nhìn trong thời gian tới.

Diễn đàn còn đại diện cho tiếng nói và đóng góp của khu vực vào nỗ lực định hướng phát triển tương lai của thế giới thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc, dự kiến tổ chức vào tháng 9 tới.

Thông qua đối thoại, Việt Nam mong muốn đóng góp cùng các nước thành viên, các bạn bè, đối tác của ASEAN và các tầng lớp người dân ASEAN thúc đẩy định hình con đường phát triển tương lai cho ASEAN.

Việc tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN là hoạt động tích cực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kết luận số 59-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng tham gia ASEAN đến năm 2030 và Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 thành công sẽ góp phần phát huy vai trò của Việt Nam trong việc định hướng tương lai phát triển của ASEAN, cùng Hiệp hội giải quyết thách thức nổi lên tác động đến khu vực và các quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN, cũng như trong quan hệ với các đối tác của Hiệp hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
  • Những bộ phim Việt tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024
    Bốn bộ phim Việt được chọn để tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024 là "Mưa trên cánh bướm", "Cu li không bao giờ khóc" và hai phim ngắn...
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
Khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO