Âm nhạc

Kể chuyện Hà Nội thời bao cấp bằng âm nhạc

Kim Thoa 11:04 03/10/2023

Với mong muốn lưu giữ và làm sống lại ký ức của 1 thời, để thêm trân quý những giá trị hiện có, Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện buổi trình diễn âm nhạc (Musical show) mang tên Chuyện phố thời bao cấp, tái hiện Hà Nội những năm 1980 thông qua âm nhạc.

cac-nghe-si-tai-hien-hinh-anh-ha-noi-nhung-nam-1980-bang-am-nhac-20231002230833.jpg
Chương trình nghệ thuật "Chuyện phố thời bao cấp" sẽ được công chiếu vào tối 14/10 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. (Nguồn: Nhà hát Tuổi trẻ)

Kịch bản “Chuyện phố thời bao cấp” của nhạc sỹ Trần Lệ Chiến (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam), nghệ sỹ ưu tú Lê Ánh Tuyết làm đạo diễn cùng êkíp sáng tạo là các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi Trẻ sẽ kể cho khán giả câu chuyện về thời bao cấp bằng âm nhạc với mong muốn lưu giữ và làm sống lại ký ức của một thời, để thêm yêu, thêm trân quý những giá trị đương thời hiện có.

Buổi trình diễn “Chuyện phố thời bao cấp” kể về một gia đình tứ đại đồng đường sống ở Phố cổ Hà Nội. Những vui buồn, mâu thuẫn và cả những hạnh phúc riêng tư phản ánh một phần đời sống của người Hà Nội những năm 80 của thế kỷ 20.

Mỗi con người một cá tính, một công việc và những sở thích khác nhau. Bốn thế hệ thích những dòng nhạc khác nhau, những bài hát khác nhau…; rồi mâu thuẫn nảy sinh trong những tình huống hài hước.

Cuối cùng, những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống đó lại được hàn gắn bởi âm nhạc, bởi tất cả mọi người trong gia đình, trong con ngõ nhỏ đó có cùng tình yêu với âm nhạc và chính âm nhạc đã xóa nhòa những ranh giới mâu thuẫn trong xã hội.

“Chuyện phố thời bao cấp” do nhạc sĩ Trần Lệ Chiến viết kịch bản, Nghệ sĩ ưu tú Lê Ánh Tuyết đạo diễn, nhạc sĩ Tuấn Nghĩa và Trần Cường phụ trách âm nhạc, nghệ sĩ Vũ Khánh biên đạo múa, Nghệ sĩ ưu tú Doãn Bằng thiết kế sân khấu.

Là người lên ý tưởng cho show diễn này, Nghệ sĩ ưu tú Lê Ánh Tuyết chia sẻ, “Chuyện phố thời bao cấp” được thực hiện từ tình yêu với Hà Nội, tình cảm gắn bó, nhớ thương về một thời đã xa. Ê kíp sáng tạo muốn lưu giữ và làm sống lại những ký ức đó, để khán giả đã từng trải qua có thể trở về và các bạn trẻ thêm hiểu, thêm yêu quá khứ, trân quý những giá trị đương thời.

Chương trình Chuyện phố thời bao cấp có sự góp mặt của các NSƯT: Đức Long, Ánh Tuyết; các ca sĩ: Tôn Sơn, Tuấn Nghĩa, Quốc Chí, Nam Anh, Quang Thiện, Quang Trọng, Thanh Nhàn, Hà Uyển Linh, Mai Hằng, Hồng Giang...

Các ca khúc được biểu diễn trong chương trình gồm: Kỷ niệm thành phố tuổi thơ, Hoa sữa của nhạc sĩ Hồng Đăng; Nhớ mùa Thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Nhớ về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Hiệp; Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương; Bảy ngày đợi mong, Chuyện hẹn hò của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh; Như khúc tình ca, Ơi cuộc sống mến thương của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện; Câu chuyện nhỏ của tôi của nhạc sĩ Thanh Tùng; Mặt trời bé con, Tạm biệt chim én của nhạc sĩ Trần Tiến; Em như tia nắng Mặt trời của nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung; Hà Nội những công trình của nhạc sĩ Quốc Trường; River Babylon của nhóm nhạc Boney M...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Kể chuyện Hà Nội thời bao cấp bằng âm nhạc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO