Sự kiện & Bình luận

Hướng mở thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc

Thụy Phương 05:52 20/03/2023

Sáng ngày 19/3/2023, tại Phố Sách Hà Nội, Nxb Phụ nữ Việt Nam và ECUE đã tổ chức buổi tọa đàm và giới thiệu sách “Bình đẳng giới tại nơi làm việc” dưới sự điều phối của Giám đốc Ecue & Vgem Lê Quang Bình, cùng các diễn giả: TS. Phạm Quốc Lộc - Hiệu trưởng Trường ĐH Thái Bình Dương; bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong (WeLead) và bà Trần Thùy Trang - Giám đốc Nhân sự và Đào tạo Deloitte Việt Nam.

Tại Việt Nam, mặc dù không thể phủ nhận bình đẳng giới sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác được nguồn nhân lực nữ giới đóng góp vào sự đa dạng và thành công của tổ chức, từ đó giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận tài chính của doanh nghiệp. Nhưng chỉ có một số doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai những hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, còn phần lớn các doanh nghiệp xếp bình đẳng giới vào mức độ ưu tiên thấp.

anh-toa-dam-19-3.jpg
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm. 

Với những lý do đó, cuốn sách “Bình đẳng giới tại nơi làm việc – những câu chuyện và giải pháp trong khu vực Việt Nam và trên thế giới" được nhóm tác giả ECUE tổng hợp từ một dự án nghiên cứu nhằm xác định các cơ hội và trở ngại chính đối với doanh nghiệp trong việc áp dụng các chính sách bình đẳng giới và Tủ sách Phụ nữ tùng thư (Tủ sách Giới và Phát triển) Nxb Phụ nữ Việt Nam tuyển chọn, phát hành giới thiệu đến bạn đọc.

Cuốn sách gồm 5 phần: Giới thiệu các làn sóng nữ quyền phương Tây, Kiến tạo giới ở Việt Nam, Các vấn đề về giới ở nơi làm việc, Khám phá tình hình thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, Kết luận và khuyến nghị. Dựa trên nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về bình đẳng giới ở nơi làm việc, cuốn sách cung cấp cho bạn đọc các khung phân tích về giới để từ đó nhận ra và thấu hiểu các vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại trong tổ chức. Trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế và các bài học thực tế ở Việt Nam, các giải pháp toàn diện về nhận thức, nguồn lực, chính sách và văn hóa thúc đẩy bình đẳng giới cũng được đề cập. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu về lịch sử các làn sóng nữ quyền trên thế giới và các nét chính trong kiến tạo giới ở Việt Nam nhằm giúp bạn đọc có một cơ sở lý thuyết, lịch sử cơ bản về giới.

bia-sach-binh-dang-gioi.jpg
Bìa sách "Bình đẳng giới tại nơi làm việc".

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: “Cuốn sách “Bình đẳng giới tại nơi làm việc” thuộc mảng sách nghiên cứu của Tủ sách Phụ nữ Tùng thư giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn đối với các lập luận về sự cần thiết phải thực hiện bình đẳng giới trong doanh nghiệp, sự chuyển dịch các lập luận này từ quốc tế vào môi trường văn hóa Việt Nam. Dù mới chỉ là nghiên cứu thăm dò trên cơ sở khảo cứu 30 doanh nghiệp cả quốc tế và Việt Nam, nhưng nhóm nghiên cứu đứng đầu là TS. Phạm Quốc Lộc và Th.s Lê Quang Bình đã trình bày được rất nhiều kết quả thực sự rất lý thú và hữu dụng, rất đáng quan tâm khi chúng ta xác định phải tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và cả nền kinh tế”.

Tại buổi tọa đàm, đại diện cho doanh nghiệp, chị Trần Thùy Trang, Giám đốc Nhân sự và Đào tạo Deloitte Việt Nam chia sẻ rất nhiều câu chuyện thực tế tại doanh nghiệp: “Đây có lẽ là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam để những người đang thực hành như tôi có cơ hội soi rọi giữa lý thuyết và thực tiễn. Chúng tôi nhận thấy có điểm tương đồng với các vấn đề được nêu ra trong cuốn sách, khi ở Deloitte, từ khâu tuyển dụng đến phát triển nhân viên không có ranh giới về giới. Khi đặt bộ câu hỏi tuyển dụng, chúng tôi bỏ đi phần giới tính; khi thành lập hội đồng phỏng vấn tuyển dụng, chúng tôi có cả nam và nữ, không để định kiến giới ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn; và không hề có rào cản trong vấn đề phân biệt giới khi chúng tôi phát triển nhân viên”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Mạng lưới nữ lãnh đạo tiên phong (WeLead) mang đến tọa đàm góc nhìn mới về bình đẳng giới tại nơi làm việc cũng như nút thắt trong nhận thức về bình đẳng giới và khái niệm về bình đẳng giới. “Khó khăn nhất khi đưa vấn đề này vào doanh nghiệp, với những người đứng đầu, là nhận thức của họ về bình đẳng giới, cũng như nỗi sợ của họ khi họ nghĩ điều này sẽ tăng chi phí và tốn thời gian cho doanh nghiệp” - bà Minh chia sẻ.

Theo ông Lê Quang Bình, Giám đốc ECUE, vấn đề bình đẳng giới ở nơi làm việc rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm tương ứng. Ông Bình nhấn mạnh: “Hiện nay không có nhiều tổ chức hiểu sâu sắc về giới trong môi trường làm việc để có thể giúp công ty đưa ra giải pháp cụ thể và hữu hiệu. Do đó, cuốn sách “Bình đẳng giởi tại nơi làm việc” chính là một nỗ lực của chúng tôi trong việc khắc phục điểm yếu này”.

Chia sẻ về quyết định hợp tác với ECUE để đưa cuốn sách này đến bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc trong doanh nghiệp, bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc NXB Phụ nữ cho hay: “Cuốn sách là một công trình nghiên cứu có chất lượng, về vấn đề giới đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam: Bình đẳng giới ở nơi làm việc. Tôi hi vọng các doanh nghiệp, các nhà làm chính sách, các nhà hoạt động vì bình đẳng giới, các cơ sở đào tạo chuyên ngành giới,... ở Việt Nam sẽ quan tâm, sử dụng các kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị để điều chỉnh các chính sách, các hoạt động thực hành bình đẳng giới... đạt hiệu quả cao nhất”./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Đại hội Chi bộ 5 xã Hồng Kỳ nhiệm kỳ 2025 -2027
    Ngày 14/12, Chi bộ 5, xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027 đã thành công tốt đẹp.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hướng mở thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO