Hướng làm giàu của lão nông vùng biên

Mộng Thường - Nguyên Hương| 15/08/2018 19:01

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, giữa vùng đất đỏ bazan màu mỡ thì với những người nông dân, giấc mơ làm giàu từ cây Công nghiệp đã trở thành nỗi trăn trở. Từng bước đầu tư, mạnh mẽ chuyển đổi đã trở thành bước đệm để những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn chuyển mình thành … tỷ phú.

Hành trình "khai sơn phá thạch"


Khởi nghiệp từ 10 triệu đồng vốn vay, Phan Thanh Sơn (SN 1967, xã Ia Dom, Đức Cơ) bắt đầu cho sự nghiệp của mình bằng việc đầu tư đồng vốn vào cây cao su. Hai hecta cao su giữa vùng đất mua lại của người địa phương, nhớ lại “thuở hàn vi”, ông Sơn không khỏi hồi tưởng: ngày đầu mới vào vùng này, quả thật chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đất đai mua lại rồi nhưng chỉ như một mớ hỗn độn. Vợ chồng phải ngày đêm bám rẫy, làm không biết mệt mỏi mới khai phá xong khoảnh đất đã mua. Tiếp đó lại phải đầu tư cây giống, chăm sóc tất bật bất kể ngày đêm. Chờ mãi mới đến hồi thu hoạch. Lúc đó giá cả cây cao su cao nên nguồn thu cũng trở nên dồi dào và dư giả.


Trả hết nợ ngân hàng, vợ chồng lại mạnh dạn đầu tư, mua đất mở rộng sản xuất. Mua máy móc về phụ trợ canh tác. Rồi thì cứ lấy ngắn nuôi dài, ban đầu là cây cao su, sau đó đến cà phê, hồ tiêu, điều, chuối và cả cây ăn trái,…2 hecta từ thuở sơ khai lập nghiệp, tính đến nay, diện tích đất nông nghiệp mà ông Sơn sở hữu lên đến gần 60 hecta, đó là chưa kể đến khu vực chờ đền bù từ thủy điện Ia Krel…


Nghe qua lời kể của ông, chúng tôi có cảm giác công cuộc làm giàu nghe có vẻ nhẹ nhàng. Thế nhưng, trong mỗi người chúng tôi đều đoan chắc “chả có gì là dễ dàng cả!”. Nhìn nét cười đôn hậu của ông Sơn, một anh trong đoàn không khỏi chặc lưỡi: “Nhìnlão cười thấy dáng dấp của một nông dân làm ăn lớn thời thị trường mở cửa… nhể.”

Hướng làm giàu của lão nông vùng biên
Ông Sơn bên vườn cà phê vừa được tái canh 


Hỏi về câu chuyện đa canh cây trồng, ông Sơn cho biết:
độc canh khỏe thì có khỏe nhưng rủi ro lớn: được giá được mùa thì ok, có năm mất giá thì toi cả đám, chẳng đủ tiền thuê mướn người làm.


Gần 20 chục năm gắn bó với nghiệp nhà nông, ông Sơn đúc rúc cho mình nhiều kinh nghiệm và hướng bản thân vào việc đa canh giống cây trồng, đặc biệt là với cây công nghiệp.


Đa canh, đa dạng nguồn thu


Từ cao su, hồ tiêu, điều, cà phê cho đến các loại cây ăn quả được xen canh với nhau. Mùa nào thức nấy, khu vườn của ông Sơn hầu như được chăm bẵm để thu hoạch quanh năm. Với ông: Khi trồng xen canh, đa canh, cao su giảm giá đã có tiêu đỡ, tiêu rớt có điều phụ trợ, còn chưa kể nhiều cây ăn quả nữa chung sức gánh nên doanh thu ổn định. Đa canh cũng giúp đất đỡ bị cằn cỗi hơn. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm quanh năm.


Từ nhiều năm nay, số lao động bình quân trên diện tích đất sản xuất của ông Sơn cứ dao động từ 7 -10 người. Vào vụ thu hoạch rộ thì số lượng tăng lên nhiều, còn như bình thường thì có 4-5 lao động thường xuyên làm việc, coi sóc cây trồng vật nuôi thay ông. Mỗi tháng ông Sơn trả 4,5 triệu đồng, cơm nước được bao nuôi.


Việc chăm sóc đối với ông Sơn đến thời điểm hiện tại chỉ ở mức độ quản lý. Công việc đã có người lao động xử lý, ông Sơn chỉ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn và đi thăm vườn để coi sóc tiến độ. Đưa chúng tôi dạo một vòng quanh vườn bằng ô tô, ông Sơn nói vui: ngày xưa không dám nghĩ đến, bây giờ thì đi thưm rẫy phải bằng ô tô chứ đi bộ không nổi nữa rồi.


Chỉ vào vườn chuối rộng khoản 5ha phía xa xa, ông Sơn cho biết, nguồn thu từ chuối chắc chỉ được cỡ hơn trăm (triệu). Phía đó sát nguồn nước nên trồng chuối cho vui, kiếm thêm nguồn thu để mua thức ăn và trả tiền lương cho nhân công. Còn với các loại cây trồng, đến nay, các công đoạn đầu tư cơ bản đã hoàn thành, các loại cây đều vào độ sung sức nên chỉ tốn công hái, chi phí nhẹ, nên lợi nhuận thu về khoản 3-4 tỷ mỗi năm.


Đến thời điểm hiện tại, bên cạnh việc đầu tư cho nông nghiệp ông Sơn còn hướng đi mới đó là thầu xây dựng. Nhận thầu các ngôi nhà của người dân quanh vùng để xây cất, sau đó cho người dân nợ lại, đến mùa thu hoạch mới hoàn trả công nợ tiền nhà. Vừa tạo điều kiện cho bà con quanh vùng lại vừa có thêm nguồn thu cho bản thân.


Tất cả là nhờ ngân hàng Nông nghiệp


Nhìn lại nửa đời người, điều ông Phan Thanh Sơn trân quý nhất, cảm ơn nhất đó là nhờ có Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp/ Agribank – PV) Chi nhánh Đức Cơ (Gia Lai).

Hướng làm giàu của lão nông vùng biên
Vườn chuối cho thu nhập trên trăm triệu mỗi năm của ông Sơn


“10 triệu vốn vay ban đầu của gia đình tôi là từ Ngân hàng Nông nghiệp. Không có ngân hàng chắc tôi chẳng dám mạnh tay đầu tư chứ đừng nói đến cơ ngơi bây giờ. Trước đây, vùng đất dọc biên giới này có gì đâu, khai phá, đầu tư mà không có ngân hàng thì cũng bỏ không…”, ông Sơn khẳng định chắc nịch.


Nói về hoạt động vay vốn tín dụng trên địa bàn, ông Trần Đình Bảy, Giám đốc Agribank Chi nhánh Đức Cơ Gia Lai thông tin: Mặc dù Agribank Đức Cơ nằm trên địa bàn huyện biên giới, có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, được sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng chậm, không ổn định và chưa thực sự bền vững; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi tập quán sản xuất của người dân địa phương còn chậm…. Vượt qua những khó khó khăn và tận dụng các yếu tố thuận lợi, Ngân hàng Nông nghiệp khảo sát thị trường và đầu tư vốn tín dụng đúng đối tượng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của cá nhân, hộ gia đìn. Bên cạnh việc cho vay vốn đầu tư, Ngân hàng cũng luôn tạo cho các đối tượng vay, giao dịch đồng vốn có cảm giác thoải mái và tin tưởng vào ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp cũng áp dụng lãi suất một cách linh hoạt, góp phần tích cực vào phát triển hai đầu… Hộ ông Phan Thanh Sơn cũng là một trong những đối tượng khách hàng lâu năm của Ngân hàng Nông nghiệp.


Bên cạnh việc cho vay vốn để đa dạng hóa hoạt động phát triển sản xuất kinh tế, Agribank Đức Cơ cũng thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, động viên….


Đơn cử như hộ ông Sơn, đến thời điểm hiện tại, dù đã phát triển sản xuất đa canh các loại cây trồng nhưng vẫn một lòng tin đối với Agribank. Điều này đã phần nào khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp đối với nhân dân.


Nói về vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp, ông Sơn cười khề khà: “Ngày xưa vay vốn 10 triệu, giờ vay lên đến hơn 4 tỷ rồi. Nói chung là nhờ Ngân hàng Nông nghiệp cả đấy…!”

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Hướng làm giàu của lão nông vùng biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO