Hợp tác quốc tế để quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam tới các nước ASEAN

Ngô Luyến/VNHN| 08/01/2020 10:09

Trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là nền tảng để phát huy được bản sắc văn hóa của các nước ASEAN và các nước ASEAN tham gia vào năm Việt Nam làm Chủ tịch với tinh thần tự nguyện nhất.

Sáng 7/1/2020, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức phiên họp thứ nhất Trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, thảo luận về các hoạt động của Năm ASEAN Việt Nam 2020 và sáng kiến của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giữ vai trò chủ trì, điều phối Cộng đồng Văn hóa - Xã hội tại Việt Nam. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Trưởng ban Tổ chức ASEAN 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phiên họp.

Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN quốc gia 2020, Trưởng SOM Việt Nam và đại diện một số bộ, ngành liên quan. Nhấn mạnh vai trò của Trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, Bộ trưởng cho biết đây chính là nền tảng để tạo sự gắn kết một cách tự nhiên nhất, hướng tới mục tiêu bao trùm nhất, đó là người dân ASEAN được hưởng thụ gì trong Năm ASEAN 2020; đồng thời, phát huy được bản sắc văn hóa của các nước ASEAN và các nước ASEAN tham gia vào năm Việt Nam làm Chủ tịch với tinh thần tự nguyện nhất.


Trụ cột Văn hóa - Xã hội dự kiến có bốn ưu tiên, trong đó ưu tiên liên kết, kết nối khu vực; thích ứng, tận dụng cơ hội xây dựng Tuyên bố về phát triển nguồn nhân lực trong thế giới công việc đang thay đổi; thúc đẩy ý thức Cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững; nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.


Các hoạt động Năm ASEAN 2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gồm 33 hoạt động, được rải đều trong cả năm và cân đối trên cơ sở hoạt động chung của Ủy ban quốc gia ASEAN 2020; trong đó có 10 hoạt động của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), 15 hoạt động trong lĩnh vực lao động, 5 hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, 2 hoạt động trong lĩnh vực phụ nữ và một hoạt động của Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC).


Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong 33 sự kiện, có hai sự kiện quan trọng là Hội nghị Điều phối Cộng đồng ASCC vào tháng 4/2020 tại Đà Nẵng và Hội nghị Hội đồng Cộng đồng ASCC lần thứ 24 vào tháng 10/2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đích cao nhất là tiến tới đề xuất hai tuyên bố cấp cao về phát triển nguồn nhân lực và công tác xã hội trong ASEAN - vấn đề các quốc gia đều quan tâm. Đến nay, công tác chuẩn bị về mặt nội dung là khá tốt. Các nước đánh giá cao tâm thế chuẩn bị của Việt Nam.

Hợp tác quốc tế để quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam tới các nước ASEAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Báo cáo của Tiểu ban Thư ký - Nội dung, Lễ tân - Hậu cần, Tuyên truyền - An ninh - Y tế cho thấy, các tiểu ban đã xây dựng đề án, kế hoạch, chuẩn bị các nội dung liên quan, sẵn sàng cho các cuộc họp bắt đầu diễn ra từ giữa tháng 1/2020. Một số ý kiến đề xuất cần có sự chia sẻ thông tin, phối hợp kịp thời giữa các bên và tăng cường nguồn nhân lực, bổ sung thêm một số nội dung hoạt động liên quan đến phụ nữ, trẻ em và người yếu thế. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ký Ban Thư ký ASEAN quốc gia 2020, Trưởng SOM Việt Nam ghi nhận cuộc họp được tổ chức kịp thời, thể hiện trách nhiệm cao của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trước vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia ASEAN 2020 ngay sau Lễ khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, ASEAN khi thành lập vốn là một hiệp hội - một tổ chức liên chính phủ, gồm nhiều thực thể khác nhau, nhằm phối hợp chính sách với nhau. Từ năm 2015 đến nay, ASEAN bước vào năm thứ năm trong việc xây dựng cộng đồng, hướng tới một chính sách chung, cùng nhau thực hiện. Từ chỗ các nước ngồi lại với nhau để theo đuổi lợi ích riêng của mình, lợi ích quốc gia, đến nay, ASEAN hướng đến xây dựng những lợi ích chung, rộng khắp tất cả mọi mặt của đời sống xã hội, gắn kết với nhau.

Để trở thành cộng đồng vững mạnh và thực chất, ASEAN phải có khả năng thích ứng một cách hiệu quả với các thách thức. Do đó, Việt Nam chọn chủ đề của Năm ASEAN 2020 là “gắn kết và chủ động thích ứng". Từ chủ đề này, Việt Nam đã xác định các chủ đề ưu tiên gồm hòa bình, an ninh và ổn định; liên kết, kết nối khu vực, thích ứng, tận dụng cơ hội; ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình, phát triển; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.

Đề cập đến vai trò của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, mục tiêu là xây dựng cộng đồng hòa bình - ổn định, thịnh vượng và bền vững, trụ cột Văn hóa - Xã hội dù là trụ cột thứ ba nhưng mang tính quyết định đến thành bại của việc xây dựng cộng đồng, đóng vai trò nòng cốt trong Năm ASEAN 2020, do vậy vai trò điều phối của Bộ rất quan trọng. Đến nay, Bộ đã làm được nhiều việc, đi đúng hướng, thể hiện hiểu biết sâu sắc về ASAEN và biết cách tận dụng hiệu quả các nguồn lực.

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các tiểu ban, thành viên Ban tổ chức bám chặt vào khung hoạt động chung đã được phê duyệt, đồng thời tiếp tục rà soát, bổ sung những nội dung cần thiết. Một mặt tập trung vào hoạt động chung của cộng đồng, mặt khác, phát huy vai trò của từng bộ, ngành. Các tiểu ban xây dựng kế hoạch chi tiết từng hoạt động, địa điểm, quy mô, mục đích đạt được. Kinh phí duyệt ở mức tối thiểu nhất nhưng hoạt động phải ở mức tối đa nhất, phải vận động, thuyết phục, lôi kéo các nhà đầu tư, nhà tài trợ. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh vấn đề an ninh, an toàn là rất quan trọng bởi các hoạt động thu hút rất nhiều người tham gia.

https://vietnamhoinhap.vn/article/hop-tac-quoc-te-de-quang-ba-ban-sac-van-hoa-viet-nam-toi-cac-nuoc-asean---n-26082

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Hợp tác quốc tế để quảng bá bản sắc văn hóa Việt Nam tới các nước ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO