Hơn 10 “cơm nhà vác tù và hàng tổng” của Bí thư chi bộ ở Kim Mã

Nguyễn Đình Lâm| 19/07/2022 14:40

Hơn 10 năm gắn bó với địa bàn khu dân cư số 5, phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình), được bà con lối phố tin tưởng, quý trọng, ông Nguyễn Hoa Cương (65 tuổi, nhà ở phố Kim Mã, quận Ba Đình) luôn tâm niệm “làm việc hết tâm sức có thể”.

Phẩm chất, bản lĩnh của người lính cụ Hồ được tôi luyện qua những năm tháng chiến tranh ác liệt nay tiếp tục được phát huy trong những công việc chung, đóng góp xây dựng cộng đồng dân cư. 

Hơn 10 “cơm nhà vác tù và hàng tổng” của Bí thư chi bộ ở Kim Mã

Ông Nguyễn Hoa Cương (65 tuổi, nhà ở phố Kim Mã, quận Ba Đình) hăng hái với công việc chung của Tổ dân phố. 

Ký ức một thời hoa lửa 

Tháng 4-1975, trong khí thế tổng động viên lực lượng cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chàng thanh niên Hà Nội Nguyễn Hoa Cương lên đường nhập ngũ tại Sư đoàn 341B (sau này đổi thành Sư đoàn 391, rồi Lữ đoàn 391 thuộc Binh đoàn 12 và giải thể năm 1990). 

Sau 6 tháng huấn luyện tại Sông Lam, Nghệ An, ông được chuyển vào Quảng Bình làm nhiệm vụ đặc biệt: “Thần tốc” khôi phục tuyến đường sắt Minh Cầm -Tiên An lúc này bị bom đạn tàn phá nặng nề. 

Trong ký ức của người cựu chiến binh Nguyễn Hoa Cương, những câu khẩu hiệu ngày ấy: “Mỗi người làm việc bằng hai”; “Tất cả vì nhiệm vụ xây dựng, kiến thiết Tổ quốc”… đã trở thành mệnh lệnh để cán bộ, chiến sĩ  Sư đoàn 341B cùng các đơn vị nỗ lực thi công, làm việc tăng ca để gấp rút hoàn thành nhiệm vụ. 

Vượt qua thời tiết khắc nghiệt, thiếu thốn thực phẩm, ông cùng các đồng đội của mình ngày đêm đi rải đường ray, xây dựng lại các nhà ga, mở mỏ đá, rà phá bom, mìn còn sót lại...quyết tâm hoàn thành kế hoạch sớm hơn so với thời hạn được giao. 

Nhờ đó, ngày 31-12-1976 đã diễn ra sự kiện đặc biệt, hai đoàn tàu chở khách cùng xuất phát tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, đánh dấu việc nối liền đường sắt Bắc-Nam sau hơn 30 năm gián đoạn.   

Những năm tháng sau đó, trải qua nhiều đơn vị khác nhau, nhưng như có mối lương duyên với ngành đường sắt, năm 1984, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng, ông tiếp tục làm việc và có nhiều đóng góp trong xây dựng các tuyến đường sắt tại Cam Đường - Phố Lu (Lào Cai). Năm 1990, ông  thì về nghỉ theo Quyết định 176, hưởng chế độ bệnh binh 2. 

Trở về  với những sinh hoạt đời thường, ông Cương luôn là chỗ dựa vững chắc  cho gia đình, hiếu thuận chăm sóc mẹ già, tận tình chăm vợ không may gặp bạo bệnh và là tấm gương về lối sống giản dị, hoà đồng, chuyên cần cho các con noi theo. 

Năm 2011, được sự tín nhiệm của bà con khu phố và chính quyền UBND phường Ngọc Khánh, ông bắt đầu tham gia công tác mặt trận, hiện làm Bí thư chi bộ địa bàn dân cư số 5 kiêm Tổ trưởng tổ dân phố số 5.

Nặng lòng với việc chung

Ông Hoa Cương cho biết, địa bàn dân cư số 5 gồm 4 tổ dân phố, với 993 hộ dân, hơn 2600 nhân khẩu trải dài từ ngã 4 Nguyễn Chí Thanh - Đường La Thành đến ngã tư Cầu Giấy - Kim Mã. 

Do đặc thù hệ thống hạ tầng giao thông trong khu vực đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, trong đó có Dự án mở đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục nên nhiều năm qua, chính quyền phường chú trọng tiến hành công tác vận động, tuyên truyền để người dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. 

“Trong số 665 hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng trên toàn địa bàn phường, có đến 60% hộ thuộc địa bàn dân cư số 5. Đến nay, sau công tác tuyên truyền, vận động tích cực, cơ bản tất cả số hộ đã chấp hành tốt chủ trương, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thực hiện dự án. 

Để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phải thực sự nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như các chính sách linh hoạt, đặc thù mà UBND thành phố đang tiếp tục nghiên cứu để áp dụng cho dự án này…”, ông Cương nêu kinh nghiệm.

Đánh giá về vai trò của những “cánh tay nối dài” như ông Hoa Cương, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh Đỗ Công Hải cho biết, đảm nhiệm đồng thời hai vai trò, ông Cương luôn tích cực phối hợp với tổ công tác của phường trong công tác tuyên truyền, vận động người dân giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

 Ông đồng thời cũng là cầu nối của chính quyền phường với người dân, nhờ đó, việc triển khai các chủ truonwg, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố đến với mỗi người dân đều thuận lợi.

Có lẽ với ông Cương, vụ hoả hoạn xảy ra vào năm 2018 tại Đường La Thành gây hậu quả nặng nề không dễ quên. Đó cũng là lời cảnh báo để những người đứng đầu địa bàn dân cư như ông luôn thấy mình có trách nhiệm đi nhắc nhở bà con. 

Đặc biệt là các hộ thuê cửa hàng kinh doanh đồ gỗ, nhà hàng ăn uống trên các tuyên Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Huy Thông… chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy, tuyệt đối tránh những bất cẩn trong sử dụng các vật liệu dễ gây cháy nổ.

Sự gần gũi, quan tâm sát sao đến địa bàn dân cư của ông cũng đã thể hiện rõ trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm 2021 và đầu năm 2022.  

“Trên địa bàn khu dân cư đã tổ chức 2 chốt trực tại dốc xuống Chung cư Biển Bắc -1070 Đường La Thành và ngõ 89 dốc Bệnh viện Phụ sản – ngõ Đầm Bầu nhằm duy trì bảo đảm “Tổ dân phố an toàn”. Để hoàn thành nhiệm vụ, hơn 720 lượt cán bộ, hội viên chi hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên và nhân dân đã được vận động để tự nguyện tham gia chốt trực, kiềm chế ko để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng…”, ông Cương cho biết. 

Luôn nhiệt huyết gánh vác nhiều công việc được giao với mọt địa bàn khu dân cư rộng lớn, có nhiều đặc điểm phức tạp, nhưng ông Cương chưa khi nào nề hà, than khó. Để từng bước xây dựng và duy trì cộng đồng dân cư đoàn kết, bảo đảm trật tự trị an, tuân thủ tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, với ông không gì hơn là phải “miệng nói tay làm”, gương mẫu trong mọi việc và làm việc gì cũng hết tâm sức của mình. Có lẽ nhờ vậy mà ông đã chiếm trọn sự tin tưởng, quý trọn của bà con khu phố. 

“Dù phải gánh vác, đảm đương khối lượng công việc rất lớn khi địa bàn khu dân cư được mở rộng nhưng ông Cương không nề hà mà luôn cố gắng hoàn thành công việc. 

Ông sống giản dị, chan hoà và nhiệt tình, cống hiến hết sức lực vì những việc chung của tổ dân phố, của khu dân cư nên mọi người đều cảm phục, quý trọng…”, bà Chử Thị Hạnh (67 tuổi, Tổ trưởng Tổ phụ nữ, Chi hội phó Chi hội người cao tuổi  tại khu dân cư) tự hào nói về người Bí thư chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ dân phố số 5 Nguyễn Hoa Cương. 
(0) Bình luận
  • Góp phần xây dựng thành công chuẩn mực con người Thủ đô trong kỷ nguyên mới
    Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức Hội nghị tọa đàm về triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng chuẩn mực văn hoá, con người Hà Nội mang tính đại diện vị thế Thủ đô trong thời kỷ nguyên mới
    “Với vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, Hà Nội không chỉ là nơi hội tụ tinh hoa dân tộc mà còn là biểu tượng đại diện cho bản sắc, hình ảnh và sức mạnh mềm của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng và phát huy hình ảnh con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, thân thiện, văn minh, hòa bình và sáng tạo đã luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và toàn bộ hệ thống chính trị Thành phố”, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết.
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Hơn 10 “cơm nhà vác tù và hàng tổng” của Bí thư chi bộ ở Kim Mã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO