Các quân cầu dự lễ thắp hương, hưởng lộc thánh trước khi ra sân dự trận vật cầu nước.
Làng cử ra các cô gái trẻ đẹp, nết na, chưa có chồng gánh nước từ Sông Cầu về đổ vào sân vật cầu. Đồ gánh phải là đòn gánh cong, quang song và gánh bằng hai chĩnh gốm Thổ Hà xưa. Các cô gái được làng cử ra gánh nước phải mặc trang phục truyền thống của người vùng Kinh Bắc.
Các cô gái làng trẻ đẹp, nết na, chưa có chồng gánh nước từ Sông Cầu đổ vào sân vật cầu.
Ban tổ chức dẫn hai đội vật cầu ra sân làm thủ tục thi đấu tại sân vật cầu.
Tham gia điều hành Hội vật cầu nước còn có bộ phận trống lễ và trống trận. Khi trống trận nổi lên, tất cả quân cầu vào trận. Lúc này, quân cầu đang ở tư thế ngồi vòng tròn trong sân cầu, nhận tiếng trống lệnh liền đứng dậy nâng cầu lên trên đầu, vừa reo hò vừa tranh nhau quả cầu để đặt vào lỗ của bên đối phương.
Đại diện quân cầu của hai đội tham gia thi đấu nhận sân, khi trận đấu được bắt đầu.
Hai đội thi đấu tranh cướp cầu quyết liệt ngay từ những giây phút đầu tiên của trận đấu.
Cuộc tranh cướp cầu diễn ra căng thẳng giữa hai đội trong sự cổ vũ động viên của Nhân dân.
Cũng như một số lễ hội dân gian truyền thống khác, lễ hội vật cầu nước ở Yên Viên, Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) mang đậm những nét tâm linh của cư dân trồng lúa nước với nhiều yếu tố về phồn thực, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn tâm linh. Quả cầu tròn là dương, tượng trưng cho mặt trời, còn lỗ cầu tượng trưng cho âm. Âm dương hòa hợp giúp mọi người làm ăn phát đạt, vạn sự bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Trận tranh cướp cầu quyết liệt khi một trong hai bên cướp được cầu dẫn về phía đối phương.
Nhân dân địa phương, khách du lịch và cổ động viên nhiệt tình cổ vũ cho hai đội thi đấu trên sân.
Hội vật cầu nước đã trở thành đặc sản văn hóa của Bắc Giang, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.