Ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, phát biểu tại Hội thảo
Đây là một trong các hoạt động trong chuỗi Hội thảo “Đối thoại Chính sách” và “Thảo luận về các vấn đề thực tiễn” được tổ chức thường xuyên tại Đại học Kinh tế Quốc dân để trao đổi các vấn đề thời sự của nền kinh tế.
Dự Hội thảo hôm nay có sự hiện diện của các vị đại biểu: PGS, TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng Ban Kinh tế TW, Đại tá Phạm Văn Tám – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ CA, Ông Nguyễn Đình Thắng – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, TS Nguyễn Đức Thắng – Vụ Trưởng, Giám đốc trung tâm thông tin Thanh tra Chính phủ, PGS, TS. Đào Minh Phúc – TBT Tạp chí Ngân hàng, Ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội truyền thông số, Ông Phạm Ngọc Khoan – Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TW.
Trong những năm qua, khu vực Tài chính chính thức tại Việt
Đại tá Phạm Văn Tám – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Bộ CA, phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, các nhà Khoa học, các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và các ngân hàng trao đổi, chia sẻ các vấn đề lý thuyết và thực tiễn nhằm hạn chế tín dụng đen một cách có hiệu quả, hệ thống. Đây cũng là diễn đàn để các nghiên cứu sinh, cao học viên và sinh viên được giao lưu học hỏi về phương pháp nghiên cứu khoa học và lĩnh hội các tri thức Khoa học cần thiết.
Hội thảo được tổ chức với hai phiên: Phiên 1 gồm 3 tham luận chính của các chuyên gia nghiên cứu và thực tiễn từ Đại học Kinh tế Quốc dân, Bộ CA, Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM; Phiên 2 thảo luận với sự tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận của các đại diện đến từ các Bộ nghành có liên quan và các chuyên gia sâu trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, Kinh tế số.
PGS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phát biểu trong Hội thảo
Các phát hiện chính của Hội thảo là: Tín dụng đen vẫn là vấn đề Quốc gia, cần được phòng ngừa và xử lý triệt để bằng một chương trình Quốc gia. Điều này rất cần sự chung tay của năm “nhà”: Các cơ quan quản lý; các tổ chức tín dụng; người dân; chính quyền và các tổ chức toàn thể địa phương; và các cơ quan an ninh, truyền thông, tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ.
Hình ảnh toản cảnh tại Hội thảo
Tại Hội thảo các vấn đề đựợc trình bày và thảo luận sẽ góp phần là cơ sở đề xuất các kiến nghị chính sách, định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các Ngân hàng thương mại, trung gian tài chính, các Doanh nghịệp và các trường Đại học ở Việt Nam.