Sự kiện Hội ngộ Kỷ lục lần này có sự tham dự của các lãnh đạo Trung ương, nguyên lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, lãnh đạo TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, các quý vị đại biểu khách quý cùng đông đảo cộng đồng Kỷ lục gia và Đơn vị sở hữu Kỷ lục Việt Nam. Đặc biệt, nhận lời mời của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, TS.Biswaroop Roy Chowdhury – Chủ tịch Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) nhiệm kỳ 3 (2022-2026) đã cùng tham dự sự kiện. Phát biểu chia sẻ tại Hội ngộ, TS.Biswaroop Roy Chowdhury nhận xét Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) hiện là một tổ chức lớn mạnh trong hệ thống Liên minh Kỷ lục Thế giới. VietKings đã cống hiến cho cộng đồng Kỷ lục gia Thế giới nhiều ý tưởng, bước đi đổi mới, sáng tạo mà nhiều tổ chức Kỷ lục khác cần học hỏi. Điều đặc biệt, VietKings là tổ chức Kỷ lục quốc gia tiên phong và làm rất tốt việc xác lập Kỷ lục theo định hướng nội dung, tôn vinh những nét độc đáo, sáng tạo, những cống hiến cho cộng đồng trong và ngoài nước. Ông cam kết, với vai trò là Chủ tịch Liên minh KLTG nhiệm kỳ 3 (2022-2026), ông và WorldKings sẽ luôn ủng hộ và đồng hành cùng VietKings trong việc vinh danh các cá nhân, tập thể kiến tạo nhiều giá trị nổi bật ra thế giới.
Phát biểu tại buổi khai mạc, Tiến sĩ Thang Văn Phúc – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, cho biết: Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) với 18 năm hình thành và phát triển, tổ chức thành công 50 kỳ Hội ngộ, đã và đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh “Mang tinh hoa Việt Nam ra Thế giới” và “Mang tinh hoa thế giới về Việt Nam”. Cùng với cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam nói chung, cộng đồng Kỷ lục gia tại miền Bắc đã và đang ngày càng lớn mạnh với tinh thần đoàn kết, nỗ lực để tạo lập nên các giá trị mới, nhiều Kỷ lục Thế giới, Kỷ lục Châu Á, Kỷ lục Việt Nam vẫn tiếp tục được ghi nhận và xác lập. Trong mục tiêu Kỷ lục Số và hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã triển khai nhiều dự án lớn. Trong đó nổi bật là việc kiến tạo và xây dựng Hệ thiên cầu Kỷ lục -Sphere.6 và Ngân hàng Thành tựu Kỷ lục gia Toàn cầu - GAB. Nếu Sphere.6 là trái tim bất tử của cộng đồng Kỷ lục, thì GAB chính là Bộ não. Tất cả với mục tiêu và mong muốn lưu giữ các giá trị và đóng góp mà cộng đồng Kỷ lục gia đã xây dựng và để lại cho cuộc đời.
Một số hạng mục giải thưởng quan trọng được trao tại Hội ngộ Kỷ lục lần 51:
Trao biểu tượng Everest Worldkings - biểu tượng ý chí của cộng đồng kỷ lục gia thế giới
Từ năm 2020, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đã chính thức chọn đỉnh Everest làm Biểu tượng ý chí cho cộng đồng Kỷ lục gia Thế giới như một mối liên hệ về giá trị đỉnh cao của thiên nhiên và nhân loại. Hành trình chinh phục Everest cũng như hành trình trở thành một Kỷ lục gia Thế giới là tượng trưng cho những gian khó – khắc nghiệt mà nhà leo núi cũng như Kỷ lục gia dành cả đời nỗ lực để đặt chân tới.
Căn cứ theo những đóng góp và nỗ lực cống hiến của các cá nhân, đơn vị Kỷ lục, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) sẽ trao tặng Biểu tượng EVEREST như một biểu tượng ý chí của của cộng đồng Kỷ lục gia thế giới.
Tại Hội ngộ lần này, Tập đoàn VinGroup và Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt đã được vinh danh biểu tượng EVEREST.
Trao đĩa vàng cống hiến của Viện kỷ lục thế giới tới các thành viên trong BLĐ Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
1.Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch TT Trọng tài Quốc tế - Chủ tịch danh dự Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
2.Ông Hoàng Thanh Khiết – Nguyên phó văn phòng thường trực Văn phòng TW Đảng, , thường trực Hội đồng xác lập Tổ chức Kỷ lục Việt Nam.
3.Nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó CT kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thường trực Hội đồng tư vấn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
4.Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu – nguyên chính ủy Tổng cục Kỹ thuật, thường trực Hội đồng tư vấn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
5.Ông Trần Văn Cường – Phó chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam,thường trực Hội đồng tư vấn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam
6.Ông Trần Chiến Thắng, nguyên thứ trưởng Bộ Văn hóa, phó chủ tịch TW Hội Kỷ lục Gia Việt Nam
Đĩa vàng cống hiến của Viện kỷ lục thế giới nhằm vinh danh đóng góp của các thành viên trong Ban lãnh đạo các Tổ chức Kỷ lục quốc gia trên thế giới, những người góp phần to lớn vào sự phát triển của cộng đồng Kỷ lục gia toàn cầu.
Trao bằng giáo sư danh dự của Viện Đại học kỷ lục thế giới
Với mong muốn thiết lập và sáng tạo nên một mô hình đặc thù dành riêng cho cộng đồng Kỷ lục gia – những người đại diện cho một cộng đồng: Học từ cuộc sống, Viện Đại học Kỷ lục Thế giới – WRU đã tạo ra một mô hình hoạt động đặc thù tinh gọn như một Viện tư liệu và nghiên cứu tổng hợp những giá trị sáng tạo và nội dung Kỷ lục của cộng đồng Kỷ lục gia trên thế giới.
Viện tập trung tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển giá trị tinh hoa của Kỷ lục dưới nhiều góc độ giá trị, lĩnh vực khác nhau; vinh danh các Kỷ lục gia có những thành tựu trọn đời nhờ quá trình nỗ lực, đứng lên từ chính thất bại của bản thân để tạo ra những giá trị nổi bật, phục vụ cuộc sống và cộng đồng. Với mục tiêu ghi lại những câu chuyện đặc biệt về khả năng ứng dụng và thực hành, thực chứng kết quả, trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt và bất tận cho nhân loại của cộng đồng KLG, WRU trao tặng các Kỷ lục gia bằng Cử nhân Thực hành Thực chứng Kết quả, Tiến sĩ Danh dự và Giáo sư danh dự tại các Tổ chức Kỷ lục Quốc gia trên thế giới.
Viện Đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng bằng Giáo sự danh dự và bằng Tiến sĩ danh dự WRU tới các Kỷ lục gia tiêu biểu của Việt Nam gồm: AHLĐ.TS.Kỷ lục gia Nguyễn Quang Mâu, thành viên Liên đoàn các Nhà sáng tạo Thế giới, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công ty CP Gốm Đất Việt; TS.Kỷ lục gia Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực.
Trao bằng tiến sĩ danh dự của Viện Đại học Kỷ lục thế giới tới các kỷ lục gia
Luật sư Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec với đề tài: Doanh nhân - luật sư nghiên cứu, thực hiện các đề tài đạt nhiều giải thưởng quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để ứng dụng vào việc xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam
Kỷ lục gia Đặng Việt Bách – Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty CP luyện thép cao cấp Việt Nhật với đề tài: Người tiên phong nghiên cứu và xây dựng quy trình khép kín từ sản xuất phôi thép ra cán thép, trên dây chuyền tự động hóa đồng bộ với công nghệ thân thiện với môi trường tại Việt Nam.
Ông Đồng Đức Chính – TGĐ Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt với đề tài: Người đưa phương pháp nghiền khô siêu mịn vào trong sản xuất gạch COTTO và tạo ra viên gạch cotto siêu mịn lớn nhất Thế giới
Ông Nguyễn Quang Toàn – TGĐ Công ty Cổ phần Gạch Ngói Đất Việt với đề tài: Công trình nghiên cứu cải tiến lò nung tuynel đạt Kỷ lục Thế Giới
Trao đĩa vàng nội dung của Viện Nội dung kỷ lục thế giới tới các kỷ lục gia
1. KLG. Luật sư, TS. Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch Công ty CP Shines
2. KLG.Doanh nhân, TS. Đặng Việt Bách – Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty CP luyện thép cao cấp Việt Nhật
3.Ông Nguyễn Duy Tấn – TGĐ Công ty CP Kinh doanh & XNK Gốm Đất Việt
4.Ông Trần Văn Tuân – Phó TGĐ Công ty CP Gốm Đất Việt
5.KLG. Nguyễn Nguyệt Nga – GĐ Công ty CP Giáo dục và Đào tạo Toán Song ngữ CamMathrix
Đĩa vàng nhằm vinh danh những Tinh hoa Kỷ lục trong cộng đồng Kỷ lục gia và đơn vị sở hữu Kỷ lục tại các Tổ chức Kỷ lục Quốc gia trên thế giới.
Trao kỷ lục châu Á mới
1. Đạo diễn – Kỷ lục gia Nguyễn Minh Chuyên với Kỷ lục - Người sáng tác các tác phẩm văn học, điện ảnh và truyền hình xoay quanh đề tài hậu chiến tranh Việt Nam có số lượng nhiều nhất Châu Á
2. Kỷ lục gia Nguyễn Nguyệt Nga với Kỷ lục Giáo viên đầu tiên nghiên cứu, cải tiến và áp dụng thành công chương trình Toán tư duy ảo thuật Finger math bằng song ngữ Việt - Anh với phương pháp “Sợi chỉ ngón tay” trên bàn tay trái.
Trao kỷ lục Việt Nam mới xác lập
1. Công ty Cổ phần Gạch ngói Đất Việt với Kỷ lục - Đơn vị sản xuất gạch ngói đất sét nung đầu tiên tại Việt Nam có công trình đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Công nghệ
2. Công ty TNHH Dũng Tân với Kỷ lục - Vũ điệu Thiên nga - Cây bonsai Tùng Kim Cương đạt giá trị Kỷ lục Độc bản Việt Nam
3. Nhà văn Dương Thu Ái - Người sưu tầm, sáng tác các bài Châm răn mình, khuyên đời nhiều nhất (Phá kỷ lục)
4. Nhà giáo Nhân dân, GS.TS Phạm Văn Thức với kỷ lục - Người Việt Nam đầu tiên được phong Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp (năm 2016)
5. TS. Mai Văn Sỹ với kỷ lục - Người đầu tiên nghiên cứu, xây dựng quy trình thành lập mô hình thành phố ảo 3D dựa trên việc thực nghiệm tại dự án KCN đô thị Kiến Thụy (TP.Hải Phòng), góp phần phục vụ công tác quy hoạch và quản lý đô thị.
6. Hội truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn 27, mặt trận B5 - Quảng Trị - Tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục với nội dung - Đơn vị đề xuất ý tưởng, vận động, hỗ trợ xây dựng Cụm công trình Văn hóa Tâm linh có ý nghĩa lịch sử nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ tại tỉnh Quảng Trị.
7. Giáo viên Nguyễn Nguyệt Nga với kỷ lục - Giáo viên đầu tiên nghiên cứu, cải tiến và áp dụng thành công chương trình Toán tư duy ảo thuật song ngữ Finger Math (Toán ngón tay) với phương pháp sử dụng các “Sợi chỉ ngón tay” để ảo tính trong các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn, số thập phân, số âm, số nguyên tố, phân số và hỗn số.
8. Kỷ lục gia Ngô Đắc Sang – Sinh năm 2014 với kỷ lục: Học sinh nhỏ tuổi nhất có thể dùng kỹ thuật “Sợi chỉ ngón tay” trong phương pháp Toán tư duy Finger Math để tìm ra 168 số nguyên tố trong 1000 số tự nhiên liên tiếp
9. Ông Lương Văn Quang với Kỷ lục - Tòa nhà 3 tầng bằng đá lớn nhất, với 9 vòm tròn thiết kế hoa văn, họa tiết nổi bật ở các thời kỳ văn hóa, lịch sử của Việt Nam
10. Công ty CP Giáo dục và đào tạo Toán song ngữ CamMathrix với Kỷ lục - Đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công chương trình Toán tư duy ảo thuật song ngữ Finger Math (Toán ngón tay) với phương pháp sử dụng các “Sợi chỉ ngón tay” để ảo tính trong các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, khai căn, số thập phân, số âm, số nguyên tố, phân số và hỗn số.
11. Ông Hoàng Kim Tuyến với Kỷ lục - Người thực hiện các tác phẩm tranh tóc có chủ đề về TP.Hải Phòng xưa và nay nhiều nhất Việt Nam
12. Em Đặng Việt Anh – Sinh năm 2016 với Kỷ lục: Học sinh nhỏ tuổi nhất có thể dùng kỹ thuật “Sợi chỉ ngón tay” trong phương pháp Toán tư duy Finger Math để thực hiện phép tính nhân số có 5 chữ số với số có 5 chữ số.
13. Em Nguyễn Thị An Phương (Sinh năm 2011) với Kỷ lục học đường: Tác giả truyện ngắn "Chuyện phiếm của Miu"
14. Em Lê Ngọc Thiên Ân (Sinh năm 2012) với Kỷ lục học đường: Học sinh nhỏ tuổi nhất sáng tác, dịch và vẽ minh họa tập truyện ngắn song ngữ “The Stories of the wind - Chuyện của gió”.
15. Em Nguyễn Khắc Hưng với Kỷ lục - Cậu bé tự kỷ biểu diễn kết hợp các kỹ năng: đội bóng tennis trên đầu, tung 3 bóng tennis, đứng thăng bằng và đi tiến lùi trên bóng tạ thể lực, vừa thực hiện vừa hát trong thời gian dài nhất (6phút 20 giây)
Trao biểu tượng hoa tre - biểu tượng của Kỷ lục gia Việt Nam
Giải thưởng “HOA TRE VIỆT NAM” được trao tặng và tri ân đến những Kỷ lục gia – Đơn vị sở hữu Kỷ lục có giá trị nội dung đặc biệt, có những cống hiến xuất sắc thông qua những công trình Kỷ lục mang ý nghĩa to lớn cho xã hội và cộng đồng.
Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 51 do Văn phòng Đại diện của VietKings tại miền Bắc (Công ty TNHH Truyền thông New Sun Việt Nam) triển khai với sự chỉ đạo của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam nhằm giao lưu, gặp gỡ và vinh danh các giá trị mới, thành tựu mới của cộng đồng Kỷ lục gia tại miền Bắc trong năm 2022.
Sau thành công của kỳ Hội ngộ lần thứ 51 tại Thái Nguyên, sự kiện Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 52 dự kiến sẽ diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 2023.