Hội chợ xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) tại Việt Nam

Thoibaonganhang| 23/08/2019 18:16

Hội chợ Xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 28 - 30/8 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội với sự tham gia của 260 doanh nghiệp đến từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) và Việt Nam.

Sự kiện tạo ra cơ hội hợp tác xuất khẩu và nhập khẩu giữa các doanh nghiệp đến từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) và Việt Nam.

Hội chợ, xuất nhập khẩu, Quảng Đông (Trung Quốc) tại Việt Nam, báo người hà nội

Một trong những hoạt động nổi bật trong hội chợ lần này là chương trình kết nối xuất khẩu giữa các nhà mua đến từ Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các mặt hàng gạo, cà phê, cao su, phụ kiện may mặc, bông sợi, thủ công mỹ nghệ, đồ dùng nhà bếp, thiết bị điện...

Chương trình đã nhanh chóng xác lập trước gần 100 lịch hẹn trong sáng ngày 29/8 của các doanh nghiệp xuất khẩu đến từ nhiều tỉnh, thành phố Việt Nam.

Với chủ đề “Xuất nhập khẩu - Hợp tác thương mại & Đầu tư”, sự kiện đặt mục tiêu hướng tới những gắn kết toàn diện, phát huy hết các tiềm năng kinh tế vốn có của vùng vịnh tài chính Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao (Trung Quốc) và Việt Nam lên một tầm cao mới.

Trên 3000 nhà mua tiềm năng (VIP Buyer) được mời đến sự kiện lần này thông qua chương trình kết nối giao thương (Business Matching) chuyên nghiệp, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng cho sự hợp tác đôi bên.

Các thương hiệu đa quốc gia nổi tiếng như Oppo, Midea, Gree, TCL… với những gian hàng thiết kế công phu tại triển lãm một lần nữa khẳng định thêm vị thế của thương hiệu cũng như kỳ vọng phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam.

Trong sự kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp gỡ trực tiếp các nhà sản xuất, trao đổi về những nhu cầu hợp tác của mình ngay tại sân nhà trong 3 ngày giao dịch, trên nhiều nhóm ngành hàng và lĩnh vực được trưng bày tại hội chợ như máy móc, thiết bị điện - điện tử, công nghệ Led và chiếu sáng, ngũ kim, vật liệu xây dựng và nội thất, thời trang, đồ gia dụng…

Hiện đang có 110 doanh nghiệp Quảng Đông đang đầu tư tại Việt Nam, con số này kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng. Diễn đàn Hợp tác Thương mại & Đầu tư sẽ được tổ chức ngay sau Lễ khai mạc với sự với sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ hai nước và sự góp mặt của trên 200 khách mời, các nhà quản lý, các doanh nghiệp sẽ cùng chia sẻ về kinh nghiệm hợp tác, thu hút đầu tư “Cùng thắng - cùng có lợi” giữa tỉnh Quảng Đông và các địa phương Việt Nam.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam năm 2018, kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 106,7 tỷ USD, tăng 13,5%. Trong 06 tháng đầu năm 2019, kim ngạch thương mại song phương đạt 52,36 tỷ USD, tăng 11,8%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Đông cũng đạt được những bước phát triển mới và thu được những thành quả phong phú. Trong lĩnh vực kinh tế, Quảng Đông trở thành địa phương của Trung Quốc có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất với Việt Nam, chiếm ¼ tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước, đạt trên 37 tỷ USD, tăng 34,2% (năm 2018).

Đồng thời,  tỉnh Quảng Đông đang có nhiều dự án đầu tư triển khai tại Việt Nam, điển hình như Khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức chương trình Tọa đàm – Gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề “Hà Nội – Ý chí và niềm tin quyết thắng”. Tới dự có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong.
  • Tạo đột phá trong xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Theo Luật Thủ đô năm 2024, Thành phố Hà Nội được xây dựng Trung tâm Công nghiệp Văn hóa tại bãi sông, bãi nổi ven sông Hồng và những khu vực có lợi thế về vị trí, không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Đây được xem là một chính sách mang tính đột phá, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội khơi thông điểm nghẽn để phát triển khu thương mại và văn hóa
    Dự thảo “Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa” (sau đây gọi là Dự thảo Nghị quyết) đang được UBND Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân. Dự thảo này vừa cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn, sáng tạo của Hà Nội để khơi thông điểm nghẽn, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố nhằm phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Đến năm 2030, Hà Nội sử dụng 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh
    Ngày 8/4, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 185/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp liên quan đến việc phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh và cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc, phương tiện vận tải công cộng sạch.
  • Hà Nội mưa dông, chuyển rét từ ngày 12/4
    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, thời tiết trên cả nước từ nay đến ngày 18/4 có nhiều biến động. Trong đó, miền Bắc khả năng đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm, đặc biệt nguy cơ cao xảy ra mưa dông mạnh trong thời kỳ chuyển mùa.
Đừng bỏ lỡ
Hội chợ xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO