Mỹ thuật

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và bức tranh gốm “Tình hữu nghị Việt – Đức”

Huy Hoàng 08/05/2023 18:34

Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành bức tranh gốm "Tình hữu nghị Việt – Đức" cao 2,2m dài 26m tại bức tường Công viên Nước Hồ Tây.

Tới dự Lễ cắt băng khánh thành có: Đại sứ Đức Guido Hidner, Đại sứ Singapore Jaya Ratnam, đại diện Cục Hợp tác quốc tế Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Trịnh Quốc Anh, Giám đốc Công viên Nước Hồ Tây Nguyễn Thị Vân, Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy giám đốc Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội, các cán bộ Đại sứ quán Đức, các nghệ sỹ, cán bộ của nhiều cơ quan từng được Đại sứ quán Đức và Bộ Ngoại giao Đức tài trợ học tập nghiên cứu tại Đức, các em sinh viên đang theo học tiếng Đức và các nhà báo từ các cơ quan báo chí truyền hình.

tranh-gom-viet-duc-2-.jpg
Đại sứ Đức TS. Guido Hidner, Đại sứ Singapore Jaya Ratnam, hoạ sĩ Thu Thuỷ và Giám đốc Công viên Nước Hồ Tây Nguyễn Thị Vân cắt băng khánh thành tranh gốm Tình hữu Nghị Việt - Đức

Bức tranh gốm do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy thiết kế và Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội triển khai thực hiện với nguồn kinh phí do Đại sứ quán Đức tài trợ nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt - Đức vào năm 2020. Nhưng do dịch bệnh covid nên đến năm nay bức tranh mới được hoàn thành.

image(6).png
Các đại biểu tham dự buổi Lễ khánh thành tranh gốm Tình hữu Nghị Việt - Đức

Với mong muốn thể hiện tình cảm yêu quý gắn bó của nhiều người Việt Nam từng sống và học tập ở các thành phố khác nhau ở Đức, họa sĩ Thu Thủy đã phác thảo bức tranh mở đầu với các em bé vui tươi đang vẫy cờ Việt Nam và Đức trước khung cảnh điện gió tràn đầy năng lượng ở biển Bắc nước Đức. Tiếp đến là khung cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc tiêu biểu của các thành phố nổi tiếng ở Đức trải dài từ Bắc tới Nam và từ Đông sang Tây: Hamburg, Berlin, Frankfurt, Dresden, Cologne, Mainz, Leipzig, Munich…

Tại buổi Lễ khánh thành Ngài Đại sứ Guido Hidner đã rất hào hứng giới thiệu về ý nghĩa của các công trình kiến trúc được thể hiện trên tác phẩm tranh gốm. Ngài Đại sứ nhấn mạnh hình ảnh các em bé ở đoạn đầu tranh tượng trưng cho tương lai của tình hữu nghị giữa Đức và Việt Nam. Ngài Đại sứ cũng nhấn mạnh về thông điệp được gửi gắm trong bức tranh : thông điệp về tình hữu nghị bền chặt giữa hai đất nước và những mục tiêu cao đẹp mà cả hai dân tộc cùng hướng tới : đó là việc gìn giữ bảo vệ môi trường thông qua tích cực sử dụng năng lượng tái tạo và sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (hình ảnh người đi xe đạp, cánh quạt gió, tàu ICE, ôtô điện), gìn giữ các di sản kiến trúc như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của hai đất nước.

tranh-gom-viet-duc-4-.jpg
Đại sứ Guido Hidner giới thiệu ý nghĩa các bức tranh gốm

Họa sĩ Thu Thủy chia sẻ đây là bức tranh gốm chị rất tâm huyết như một lời tri ân tới nước Đức. Năm 2005 sau khi đạt giải B giải Báo chí toàn quốc cho loạt bài viết về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Việt Nam, họa sĩ Thu Thủy đã nhận được học bổng tham dự khóa báo chí 2 tháng tại trung tâm báo chí quốc tế Berlin do InWent tổ chức. Trong thời gian khóa học họa sĩ Thu Thủy đã được đi thăm quan nhiều thành phố ở Đức và châu Âu.

image(5).png
Đại sứ Đức, Tiến sĩ Guido Hidner và hoạ sĩ Nguyễn Thu Thuỷ tại Lễ khánh thành tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức

Các công trình gắn gốm của Hundred Wasser tại Damstard (Đức) và của kiến trúc sư Antonio Gaudi tại Barcelona (Tây Ban Nha) đã truyền cảm hứng cho họa sĩ Thu Thủy về việc ứng dụng gốm trang trí các công trình kiến trúc ngoài trời. Khi trở về Hà Nội chị đã bắt tay vào viết dự án Con đường Gốm sứ ven sông Hồng – quà tặng Thăng Long Hà Nội 1000 năm. Với 21 chủ đề do họa sĩ Thu Thủy đề xuất và chỉ đạo thi công, công trình Con đường Gốm sứ đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với chiều dài gần 4km và chiều cao 2m chạy qua địa bàn bốn quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Công trình đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội gắn biển Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới trao bằng chứng nhận Công trình gắn gốm lớn nhất thế giới. Họa sĩ Thu Thủy đã mời thành công 15 nghệ sỹ quốc tế đến từ 12 nước tham gia dự án ( Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Argentina, Panama, Venezuela, Chile, Brazil). Tuy nhiên đến năm nay, đoạn tranh gốm của Đức do chính họa sĩ Thu Thủy thiết kế mới trở thành hiện thực.

tranh-gom-viet-duc-5.jpg
Bức tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức và tác giả

Bức tranh gốm Tình hữu nghị Việt Đức với những gam màu tươi sáng trẻ trung hiện đại đã làm thay thay đổi hẳn cảnh quan vốn là một bức tường vẽ graffiti lộn xộn. Những tones màu trang nhã và có chiều sâu của gốm khiến bức tường trở nên sang trọng với những hình ảnh mang nét đẹp thiên nhiên, văn hóa và kiến trúc mang tính biểu tượng của nước Đức. Bức tranh gốm là món quà ý nghĩa mà Đại sứ quán Đức gửi tới nhân dân Thủ đô và cũng là tác phẩm tâm huyết của họa sĩ Thu Thủy bày tỏ tình cảm quý mến của nhân dân Việt Nam đối với nước Đức./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Cơ hội thưởng lãm tác phẩm của hai nghệ sĩ tài năng Katsumi Mukai và Nguyễn Quân
    Từ 15/11 đến 1/12/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) diễn ra triển lãm “Chuyển động trong tĩnh lặng” của nghệ sĩ Katsumi Mukai và triển lãm “Nguyện” của nghệ sĩ Nguyễn Quân. Triển lãm do Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sóng Mây tổ chức với sự giám tuyển của họa sĩ Vũ Hồng Nguyên là sự tôn vinh đầy ý nghĩa đối với hai nghệ sĩ tài năng đã cống hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật tạo hình.
  • Cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Sáng ngày 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) của vua Hàm Nghi. TS Lịch sử nghệ thuật Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ năm của vua Hàm Nghi, đại diện gia đình vua Hàm Nghi đã trao tặng tác phẩm này cho Bảo tàng với mong muốn công chúng Việt Nam và du khách quốc tế có cơ hội được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của vị Hoàng đế bị lưu đày ngay tại chính quê hương của ông.
  • Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh”: Dấu ấn sáng tạo mới của Ngô Xuân Bính
    Sáng ngày 10/11/2024, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm gốm nghệ thuật “Hiện linh” của Giáo sư, Viện sĩ, hoạ sĩ Ngô Xuân Bính. Triển lãm nằm trong chuỗi kế hoạch hoạt động của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội về việc hình thành mạng lưới các không gian sáng tạo và triển khai tổ chức hoạt động trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo. Đây cũng là sự kiện điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.
  • Tranh của họa sĩ Trần Văn Cẩn được bán với giá hơn 10 tỷ đồng
    Bức vẽ đạt giá cao nhất tại phiên Họa sĩ châu Á - Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Tác phẩm được họa sĩ sáng tác năm 1936, có chữ ký và ghi ngày tháng phía trên bên phải, mô tả một phụ nữ mang dáng vẻ dịu dàng, tay trái đặt nhẹ lên cằm, ánh nhìn xa xăm.
  • Có một Hà Nội bình dị, sâu lắng trong tranh của Phạm Bình Chương
    Từ ngày 1/11 đến ngày 7/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra triển lãm “Xuống phố 4” của họa sĩ Phạm Bình Chương. Triển lãm đánh dấu hành trình 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương “dấn thân” vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh “Xuống phố” chỉ vẽ về Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy và bức tranh gốm “Tình hữu nghị Việt – Đức”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO