Văn hóa - Xã hội

Hoa đào Nhật Tân xuống phố đón xuân

Hải Truyền 30/01/2024 09:45

Đối với người dân Thủ đô, hoa đào Nhật Tân được coi là "linh hồn" của những ngày Tết. Hàng năm, cứ mỗi khi tháng Chạp về các chợ hoa đào tại Hà Nội lại tấp nập kẻ bán người mua. Nằm ngay sát “thủ phủ” của làng đào Nhật Tân, chợ hoa đào trên đường Võ Chí Công (phía phường Xuân La, quận Tây Hồ) được xem là một trong những chợ hoa đào lớn nhất Thủ đô.

dsc03049.jpg
dsc03048.jpg

Nhiều năm trở lại đây, cứ tháng 12 âm lịch về là một dải vỉa hè trên đường Võ Chí Công, đoạn từ nút giao với đường Xuân La đến đầu cầu Nhật Tân lại thắm đỏ sắc đào. Đào ở chợ hoa này chủ yếu là đào Nhật Tân - giống đào được người dân Hà Nội ưa chuộng nhất.

dsc03009.jpg
dsc03042.jpg

Đào được các nhà vườn bày bán và cho thuê ở đây chủ yếu là đào được trồng và chăm sóc tại làng Nhật Tân, ngoài ra cũng có một số gốc đào khác có nguồn gốc từ Lạng Sơn hay Sơn La.

dsc03013.jpg
dsc03035.jpg

Tìm hiểu qua những khách hàng đến chợ hoa này thì thấy số lượng khách mua rất ít, chủ yếu là khách đến chọn để thuê đào.

dsc03014.jpg
dsc03046.jpg

Lý giải cho việc tại sao người chơi chọn thuê chứ ít khi mua, anh Hoàn, chủ Siêu thị đào Tết Văn Hoàn cho biết: "Hầu hết khách hàng của tôi là khách thuê đào Tết cho các nhà hàng, doanh nghiệp, các công sở nên họ cần những gốc đào có kích thước lớn. Khách hàng có nhiều phương án để lựa chọn, có thể mua thẳng rồi sau Tết lại thuê chúng tôi mang về vườn chăm sóc đến Tết sang năm hoặc có thể thuê đào của chúng tôi trong dịp Tết.

dsc03027.jpg
dsc03005(1).jpg

Thông thường khách sẽ chọn phương án thuê đào Tết vì giá thuê đào Tết và giá thuê nhà vườn chăm sóc đào trong một năm cũng không chênh nhau là mấy, thuê đào Tết thì có ưu điểm mỗi năm có thể chọn một gốc khác nhau mang lại sự mới mẻ đồng thời lại không phải bỏ ra số tiền lớn ban đầu để mua".

dsc02999.jpg
dsc03001.jpg

Giá thuê đào Tết cũng không cố định, tùy vào từng năm mà các gốc đào được định giá khác nhau. Những gốc nhỏ phù hợp cho các gia đình thì giá khoảng vài triệu, những gốc lớn mà các nhà hàng, doanh nghiệp hay công sở chọn thuê thì có giá cao hơn nhiều, có thể từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

dsc03022.jpg
dsc03023.jpg

Thời gian thuê đào Tết thì khoảng một tháng hoặc hơn tùy theo thỏa thuận của khách hàng với nhà vườn. Thực tế các nhà vườn sẵn sàng phục vụ khách từ đầu tháng Chạp đến sau rằm tháng Giêng.

dsc03025.jpg
dsc03053.jpg

Theo quan sát, những gốc đào ở đây chủ yếu là đào cổ thụ có tuổi đời từ vài chục đến hàng trăm năm tuổi. Nhằm tô điểm đậm hơn nét hoang sơ, cổ kính của những gốc đào, thợ của các nhà vườn đã dày công cấy và nuôi dưỡng những lớp rêu phủ kín thân đào nên dù được trồng và chăm sóc ngay tại Thủ đô nhưng nhìn vào vẫn có cảm giác như vừa được đưa về từ giữa rừng già.

dsc03000.jpg
dsc03004.jpg

Anh Nguyễn Minh Tuấn, một chủ nhà vườn bày bán và cho thuê đào tại khu vực sát với cầu Nhật Tân cho biết, để nuôi được lớp rêu phong tự nhiên trên lớp vỏ những gốc đào rất công phu. Suốt 1 năm khi chăm sóc tại vườn vẫn luôn phải giữ ẩm bằng vòi phun sương, để giảm bớt chi phí, các nhà vườn thường chỉ cấy rêu lên khi thời tiết đã dịu mát vào cuối năm.

dsc03017.jpg
dsc03018.jpg

Có những gốc đào cổ thụ mang trên mình những loài cây khác đã ký sinh và bám rễ sâu vào nó. Những người thợ chăm sóc đào không nhổ bỏ đi mà để đó như muốn nhấn thêm những vết hằn của thời gian trên những gốc đào.

dsc03006.jpg
dsc03011.jpg

Nhìn những gốc đào cổ thụ, rêu phong, sần sùi nhưng vẫn mọc ra những cành non căng đầy nhựa sống, từ đó bật lên những nụ hoa đỏ rực, những búp lộc xanh mơn mởn mới thấy được sức sống kỳ diệu của loài hoa này.

dsc03019.jpg
dsc03061.jpg

Sắc đỏ rực rỡ của hoa đào luôn mang lại không khí ngày Tết đặc trưng ở miền Bắc. Làng Nhật Tân từ xưa đã nổi tiếng là làng nghề trồng đào cảnh truyền thống nức tiếng kinh kỳ với rất nhiều giai thoại liên quan đến nguồn gốc của loài cây vốn sinh trưởng ở những vùng núi cao này. Hoa đào Nhật Tân khác biệt với hoa đào của các vùng khác bởi thường có bông to, sắc thắm, nhiều cánh, dày cánh và đặc biệt nhiều lộc. Những người trồng đào qua bao đời vẫn nói với nhau rằng, đào Nhật Tân được như vậy là bởi nhờ vào thổ nhưỡng. Hàng bao đời nay, đối với người dân Hà Thành hoa đào Nhật Tân vẫn được coi là linh hồn của ngày Tết. Những gia đình có điều kiện sẽ mua hoặc thuê một gốc đào như ý, nếu tiết kiệm hơn thì cũng là mua một cành đào để trưng trong dịp Tết, nhưng nhất định phải là đào Nhật Tân.

dsc03054.jpg
dsc03055.jpg
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Hoa đào Nhật Tân xuống phố đón xuân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO