Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội: Các đại học sẽ dần liên kết thi tuyển

Hải Truyền| 03/02/2023 11:15

Sáng 2/2, trong buổi thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học sư phạm Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng nhà trường nhận định: Các trường đại học sẽ liên kết dần trong tuyển sinh, công nhận kết quả đào tạo của nhau, nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh.

z4078827990848_171b1b59812b95a42c5a86c1fcbee690.jpg
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trước ý kiến lo ngại số kỳ thi riêng tăng khiến học sinh áp lực Giáo sư Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những trao đổi nhận định về định hướng các kỳ thi đánh giá năng lực và việc công nhận kết quả các kỳ thi đó đối với các trường đại học trong cả nước.

Theo ông Minh, thi tốt nghiệp THPT nhằm chứng nhận một học sinh hoàn thành chương trình phổ thông. Thi đại học giúp thí sinh lựa chọn ngành nghề cụ thể để làm việc. Các kỳ thi riêng ra đời để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp này.

Tính đến tháng 1/2023, tám kỳ thi riêng đã được công bố, do Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TP HCM, trường Đại học Ngân hàng TP HCM, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội và Bộ Công an tổ chức.

Tuy nhiên, ông Minh nhận định xu hướng là các trường đại học sẽ dần liên kết với nhau, tạo sự thống nhất trong xét tuyển.

Ông Minh cho biết: "Khi liên kết, các trường sẽ có ngân hàng đề thi phong phú, tạo ra một kỳ thi công bằng, chất lượng". Hiện, một số trường không chỉ liên kết tuyển sinh mà còn công nhận tín chỉ, kết quả đào tạo của nhau.

Năm 2023, trường Đại học Sư phạm Hà Nội lần thứ hai tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào. Tuy nhiên, thay vì chỉ là một phương thức được sử dụng nội bộ như năm ngoái, kỳ thi năm nay sẽ được 8 trường sư phạm trong cả nước công nhận. Kỳ thi tổ chức vào ngày 6/5 với tám môn Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh.

Các ca thi diễn ra đồng thời tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), cụ thể như sau:

z4078816738610_258269ef761620f86982546e671e4d2b.jpg

Về cấu trúc, trừ Ngữ văn có 30% câu hỏi trắc nghiệm, 70% tự luận, các môn khác có 70-80% câu trắc nghiệm. Giữa tháng 1, đề minh họa của tám môn thi đã được công bố. Những trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực 2023 gồm Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Vinh, Sư phạm Huế, Sư phạm Đà Nẵng, Quy Nhơn và Sư phạm TP HCM.

Thí sinh nộp hồ sơ từ 20/2 đến 9/4, lệ phí thi mỗi môn là 160.000 đồng. Kết quả thi được thông báo trước 1/6, sau đó là danh sách thí sinh trúng tuyển. Điểm chuẩn đánh giá năng lực năm ngoái từ 15,15 đến 26,15, cao nhất là ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh.

Năm 2023, trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn sử dụng bốn phương thức xét tuyển khác, gồm xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng thí sinh thi học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ THPT; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non - Sư phạm Tiếng Anh. Tổng chỉ tiêu khoảng 7.000.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội: Các đại học sẽ dần liên kết thi tuyển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO