Hé lộ sân khấu tổ chức lễ Bế mạc SEA Games 31

kinhtedothi| 21/05/2022 08:16

Theo Ban tổ chức SEA Games 31, công tác chuẩn bị cho lễ Bế mạc đã được tiến hành ngay sau khi kết thúc lễ Khai mạc.

Ở lễ Bế mạc, sau khi các cuộc tranh tài chính thức khép lại, nước chủ nhà Việt Nam của SEA Games 31 sẽ gửi lời chào nồng ấm nhất tới bạn bè trong khu vực bằng lễ Bế mạc được tổ chức tại Cung Điền kinh trong nhà, Hà Nội.
Cung điền kinh trong nhà được lựa chọn làm nơi diễn ra lễ bế mạc SEA Games 31
Cung điền kinh trong nhà được lựa chọn làm nơi diễn ra lễ bế mạc SEA Games 31

Hiện tại, toàn bộ ê-kíp gồm 90 diễn viên và nhiều ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như: Văn Mai Hương, Uyên Linh, Đông Hùng, Khánh Linh, Dương Hoàng Yến, Bảo Trâm, Phạm Anh Duy, Hà Nhi… đang tích cực chuẩn bị cho đêm bế mạc SEA Games 31. Vì muốn tạo nên một không gian ấm áp, thân thiện nên công nghệ sẽ không được áp dụng nhiều như trong đêm khai mạc.

Tuy nhiên đây sẽ là một sân khấu trong nhà hoành tráng với tổng diện tích màn hình Led được sử dụng lên tới 580m2 cùng với sân khấu chính rộng 611m2, sân khấu phụ 2 bên là 315m2 để tạo nên hiệu ứng về âm thanh và ánh sáng.

Vì thời gian đang hết sức gấp rút nên từ sáng ngày mai, các biên đạo, nghệ sĩ, diễn viên… sẽ bắt tay vào tập luyện và ráp nối các tiết mục. Hệ thống nhân sự các khâu và bộ phận kỹ thuật cũng sẽ được huy động tổng lực để bắt tay vào việc luôn.

Sự khác biệt đầu tiên là nếu lễ Khai mạc diễn ra ngoài trời thì lễ Bế mạc sẽ được tổ chức ở trong nhà để mang đến sự ấm cúng, gần gũi, gắn kết. Đó cũng chính là thông điệp về sự đoàn kết, gắn bó mà các nước Đông Nam Á muốn gửi gắm tại kỳ SEA Games 31. 

Khi tổ chức trong nhà, không gian sẽ ấm áp hơn và tất cả chúng ta sẽ cùng ngồi lại sau một chặng đường dài của kỳ SEA Games 31 để cùng nhìn lại những hình ảnh xúc động nhất của các đoàn thể thao, các tình nguyện viên hay những thành viên BTC.

Đặc biệt, tại Lễ bế mạc, hình ảnh về một Thăng Long - Hà Nội mảnh đất "địa linh - nhân kiệt", nơi hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước Việt Nam; một Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, được bạn bè quốc tế tôn vinh là Thành phố vì hòa bình, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; một Hà Nội văn hiến, văn minh và hiện đại sẽ tiếp tục được tái hiện. Hà Nội chính là nơi tổ chức lễ Khai mạc, Bế mạc và tổ chức 18/40 môn thi đấu của Đại hội vì thế mảnh đất này cũng sẽ để lại nhiều ấn tượng nhất trong mắt bạn bè quốc tế.

Một phần nghi lễ không thể thiếu của các lễ Bế mạc SEA Games là lễ trao cờ đăng cai Đại hội của nước chủ nhà kỳ SEA Games trước cho nước chủ nhà kế tiếp. Tại lễ Bế mạc SEA Games 31, sau nghi lễ nhận cờ, nước chủ nhà của SEA Games 32 - Campuchia sẽ mang đến những tiết mục đặc sắc với những câu chuyện tiêu biểu về đất nước, con người, văn hoá của xứ sở Angkor Wat để chào đón các quốc gia tham dự SEA Games 32.

Ban tổ chức đã chuẩn bị khoảng hơn 2000 ghế ngồi cho cả ban tổ chức và khán giả. Công nhân và nhân viên kỹ thuật phải gấp rút trong từng công đoạn để kịp tiến độ đã đề ra.

Đêm ngày 21/5 sẽ sơ duyệt sân khấu với âm thanh ánh sáng. Theo kế hoạch tối 22/5, chương trình tổng duyệt lễ bế mạc lần cuối sẽ diễn ra tại Cung điền kinh trong nhà.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Hé lộ sân khấu tổ chức lễ Bế mạc SEA Games 31
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO