Hãy cẩn thận khi dùng những từ tinh giản, tái cơ cấu, nhậm chức

Nguyễn Thông (motthegioi.vn) | 30/06/2017 14:05

Trong đời, nếu là nhà báo, đã xác định làm nghề phu chữ thì ráng trau dồi thuần thục tiếng Việt, khi nào bí quá hãy dùng từ Hán Việt bởi dùng loại này nếu không nắm kỹ rất dễ sai. Nhưng lâu nay, có những từ Hán Việt nội dung, ý nghĩa của nó hết sức cô đọng, súc tích, khó có từ thay thế. Xin nêu 3 từ mà mấy anh chị nhà báo hay dùng và sai.

Hãy cẩn thận khi dùng những từ tinh giản, tái cơ cấu, nhậm chức
Dùng sai từ nên minh họa cũng sai

Trước hết là từ "tinh giản", nhiều vị cứ viết thành tinh giảm, có lẽ các vị ấy hiểu nôm na rằng giảm bớt đi. Tinh có nghĩa là có chất lượng hơn, thuần chất hơn so với vật chất bình thường (chẳng hạn cái phần chất lượng nhất của vật chất được gọi là tinh túy). "Giản" là giảm bớt, lược bớt, cho nó gọn lại (ví dụ tóm tắt gọn một câu chuyện hoặc cuốn sách thì gọi là giản lược). Tinh giản nghĩa là làm cho (cái gì đó, bộ phận nào đó) gọn lại, ít đi nhưng có chất lượng hơn. Tinh thì phải đi với giản chứ không đi với giảm dù 2 từ này đều có nghĩa là giảm.

Từ thứ 2 cần lưu ý là từ "tái" trong cụm từ phổ biến lâu nay "tái cơ cấu". "Tái" có nghĩa là lại, lần thứ 2. Tái sinh tức là sống lại nhưng sống ở một kiếp khác về sau, khác với hồi sinh tức là sống lại ngay trong kiếp hiện tại. Tái bản là xuất bản lại, tái xuất là xuất hiện lại sau khi đã vắng bóng, tái giá tức là người đàn bà lấy chồng lần nữa... Có câu "xuân bất tái lai", nghĩa là xuân qua không trở lại. Đã dùng "tái" thì đừng kèm theo "lại", thế mà nhiều vị cứ viết thành "tái cơ cấu lại". Chỉ cần viết “tái cơ cấu” hoặc “cơ cấu lại” là chỉnh rồi.

Từ thứ 3 hay bị nhầm lẫn là "nhậm" và nhận. Cứ mỗi khi có thay đổi về mặt tổ chức, bầu hoặc bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, khá nhiều tờ báo thông tin rằng ông A bà B nhận chức, lễ nhận chức. Phải là nhậm chức mới đúng. Nhậm chức thường đi kèm với tuyên thệ. Tuyên có nghĩa là công bố trước mặt mọi người, thệ là lời thề. Khi người nhậm chức thề những điều gì đó công khai trước đám đông thì gọi là tuyên thệ.

"Nhậm" (nhiệm) là từ Hán Việt, nghĩa là gánh vác; còn chức là chức vụ, phần việc phải làm. Nhậm chức có nghĩa (ai đó) đứng ra gánh vác trách nhiệm, phần việc được giao. "Trị nhậm" nghĩa là gánh vác việc cai trị, cầm quyền, lãnh đạo nơi nào đó; ngày xưa từ này thường dùng cho các quan từ quan huyện trở lên, nay người ta gọi là phân công công tác, luân chuyển cán bộ, nhận nhiệm vụ lãnh đạo.

Còn "nhận", vốn nó cũng là từ gốc Hán Việt nhưng được dùng nhiều đến mức như thuần Việt, có nghĩa là nhận lấy, tiếp lấy một thứ gì đó. ví dụ: nhận lá thư, nhận nhiệm vụ. Với những trường hợp trang trọng, như đã nói ở trên, phải dùng từ "nhậm" chứ không dùng "nhận".


(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Hãy cẩn thận khi dùng những từ tinh giản, tái cơ cấu, nhậm chức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO