Hãy cẩn thận khi dùng những từ tinh giản, tái cơ cấu, nhậm chức
Tin tức - Ngày đăng : 14:05, 30/06/2017
Dùng sai từ nên minh họa cũng sai
Từ thứ 2 cần lưu ý là từ "tái" trong cụm từ phổ biến lâu nay "tái cơ cấu". "Tái" có nghĩa là lại, lần thứ 2. Tái sinh tức là sống lại nhưng sống ở một kiếp khác về sau, khác với hồi sinh tức là sống lại ngay trong kiếp hiện tại. Tái bản là xuất bản lại, tái xuất là xuất hiện lại sau khi đã vắng bóng, tái giá tức là người đàn bà lấy chồng lần nữa... Có câu "xuân bất tái lai", nghĩa là xuân qua không trở lại. Đã dùng "tái" thì đừng kèm theo "lại", thế mà nhiều vị cứ viết thành "tái cơ cấu lại". Chỉ cần viết “tái cơ cấu” hoặc “cơ cấu lại” là chỉnh rồi.
Từ thứ 3 hay bị nhầm lẫn là "nhậm" và nhận. Cứ mỗi khi có thay đổi về mặt tổ chức, bầu hoặc bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, khá nhiều tờ báo thông tin rằng ông A bà B nhận chức, lễ nhận chức. Phải là nhậm chức mới đúng. Nhậm chức thường đi kèm với tuyên thệ. Tuyên có nghĩa là công bố trước mặt mọi người, thệ là lời thề. Khi người nhậm chức thề những điều gì đó công khai trước đám đông thì gọi là tuyên thệ.
"Nhậm" (nhiệm) là từ Hán Việt, nghĩa là gánh vác; còn chức là chức vụ, phần việc phải làm. Nhậm chức có nghĩa (ai đó) đứng ra gánh vác trách nhiệm, phần việc được giao. "Trị nhậm" nghĩa là gánh vác việc cai trị, cầm quyền, lãnh đạo nơi nào đó; ngày xưa từ này thường dùng cho các quan từ quan huyện trở lên, nay người ta gọi là phân công công tác, luân chuyển cán bộ, nhận nhiệm vụ lãnh đạo.
Còn "nhận", vốn nó cũng là từ gốc Hán Việt nhưng được dùng nhiều đến mức như thuần Việt, có nghĩa là nhận lấy, tiếp lấy một thứ gì đó. ví dụ: nhận lá thư, nhận nhiệm vụ. Với những trường hợp trang trọng, như đã nói ở trên, phải dùng từ "nhậm" chứ không dùng "nhận".