Hát Xẩm đang lập hồ sơ là Di sản phi vật thể Quốc gia

Pv/NLB| 17/11/2019 08:36

Liên hoan hát xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2019 tại Ninh Bình từ 3 đến 5/12 sắp tới sẽ là một trong những hoạt động chuẩn bị cho việc lập hồ sơ đề nghị công nhận xẩm là Di sản phi vật thể Quốc gia. Đây là thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo ngày 14/11, tại Hà Nội.

Liên hoan hát xẩm các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2019, do Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Ninh Bình phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc - Viện nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc phối hợp tổ chức.

Hát Xẩm đang lập hồ sơ là Di sản phi vật thể Quốc gia

Liên hoan các câu lạc bộ xẩm sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị công nhân di sản Phi vật thể Quốc gia

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở VH - TT tỉnh Ninh Bình, Liên hoan các câu lạc bộ hát xẩm khu vực phía Bắc là dịp giới thiệu tới công chúng trong nước và du khách quốc tế những giá trị của loại hình nghệ thuật xẩm độc đáo của Việt Nam. Tỉnh Ninh Bình đăng cai liên hoan lần này bởi đây được coi là cái nôi của bộ môn nghệ thuật hát xẩm. Địa phương đang phát triển nhiều câu lạc bộ (CLB) hát xẩm, trong đó có nhiều trẻ em và người cao tuổi theo học. Ninh Bình cũng là quê hương của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu - nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX.

Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5-12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Ninh Bình. Có 15 CLB tham gia dự thi như CLB xẩm Hà Thành, xẩm Hải Phòng, CLB xẩm Quảng Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa… Mỗi CLB được tham gia 3 tiết mục (mỗi tiết mục 15 phút), trong đó có cả tác phẩm xẩm cổ và tác phẩm mới.

Nhạc sĩ Thao Giang, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của liên hoan cho biết, nội dung các bài xẩm hiện nay đã phong phú hơn. Ngoài những bài xẩm cổ, các câu lạc bộ cũng phát triển, sáng tác nhiều bài xẩm mới với đề tài phong phú, ngoài ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước còn đề cập đến nhiều vấn đề “nóng” của xã hội, mang hơi thở của cuộc sống đương đại.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết thêm, sau liên hoan này, tỉnh Ninh Bình sẽ cùng các tỉnh khu vực phía Bắc chuẩn bị lập hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT-DL trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hát xẩm là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sau đó, ban tổ chức có kế hoạch xây dựng những điều kiện để làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(0) Bình luận
  • Triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức khai mạc triển lãm “Kể - thiết kế trẻ trong lòng di sản” tại khu vực Thái học thuộc Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội).
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hát Xẩm đang lập hồ sơ là Di sản phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO