Hành trình trở về của người phụ nữ 7 năm làm vợ xứ người

Vũ Đồng/Giadinhnet| 14/11/2018 16:13

Đó là câu chuyện đầy bi kịch của chị L.T.M (trú tại xã Yên Thắng, huyện Tương Dương, Nghệ An) bị lừa bán sang Trung Quốc từ năm 13 tuổi. Sau gần 7 năm sinh sống cực khổ nơi xứ người, tháng 11/2018, M mới được trở về quê nhà…

Nạn nhân L.T.M (ngồi giữa) cùng bố mẹ kể lại 7 năm lưu lạc bên xứ người. ẢNH: V.ĐỒNG

Nạn nhân L.T.M (ngồi giữa) cùng bố mẹ kể lại 7 năm lưu lạc bên xứ người. ẢNH: V.ĐỒNG

Bị lừa bán năm 13 tuổi

Biết nhà M nghèo khó với bốn mái tranh bạc phếch ghép vào nhau trên mấy cái cột đỡ, nên bà Huế ở cùng bản bày mưu, tính kế lừa M bán sang Trung Quốc. Lúc đó, M tròn 13 tuổi, đang học lớp 5. Lần thứ nhất, lợi dụng lúc bố mẹ M là ông L.V.H và bà N.T.C đi rẫy, bà Huế rủ rê M đi Trung Quốc buôn bán kiếm sống. M từ chối và nói: “Cháu còn nhỏ, đang đi học, biết chi mà sang kiếm ăn bên Trung Quốc”. Dụ dỗ không được, bà Huế chờ ông H về đưa 1,5 triệu đồng rồi xin cho M đi nhưng bị gia đình từ chối.

Một tuần sau, bà H lại đến nhà dụ M đi với chiêu bài “đi học may” nhưng không nói học ở đâu. Nghĩ mình là con đầu trong gia đình bốn chị em, nhà lại nghèo nên M đồng ý với mong muốn kiếm tiền giúp đỡ phần nào cho bố mẹ.

Ngay buổi tối hôm đó, một người lạ đi xe máy đến chờ ngoài đường, chở M ra ngã ba Khe Bố (cách nhà M 17km). Tại đây, một phụ nữ ở bản Xiềng Nứa (xã Yên Na, huyện Tương Dương) đưa M lên xe khách đi xuống Vinh (cách nhà gần 200km). “Sau 4 ngày, đổi nhiều loại xe, người phụ nữ này đã đưa tôi đến một vùng đất lạ. Sau này, tôi mới biết đó là một vùng quê thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc)”, M nhớ lại.

Sau đó, một người đàn ông bản địa đến mua M và dẫn cô về nhà, nói là đã bỏ tiền mua cô về làm vợ cho con trai họ. “Đó là một thanh niên 26 tuổi, trí não không bình thường. Khi đó, họ bảo tôi không làm vợ thì sẽ bị đánh, mà là họ đánh tôi thật”, M kể.

Hàng ngày, M phải đi bán quần áo, trưa và chiều về phục dịch trong nhà. Đến năm 2017, M sinh được con trai. “Dù sinh con rồi nhưng họ vẫn đánh đập tôi. Tôi không chịu nổi nên nhiều lần tính chuyện bỏ trốn, tìm đường về quê bởi ở xứ người vừa khổ nhục vừa nhớ nhà. Nhưng nghĩ mới sinh nên tôi không nỡ dứt con để trốn”, M nghẹn ngào.

Đây cũng là thời gian ở nhà bố mẹ M hoảng loạn vì tự dưng con gái mình mất tích. Nhớ lại hoàn cảnh này, ông H nói: “Vợ chồng tui nhớ, thương con còn bé nhỏ nhưng chỉ biết khóc. Khóc ngày, khóc đêm mà có biết đâu con mình đang gặp cảnh trớ trêu tận bên kia biên giới. Mới 13 tuổi đã bị ép lấy chồng, mà lại là chồng ngơ mới khốn khổ tuổi thơ của nó”.

Trong khốn đốn gặp người tốt bụng

M kể: “Nghĩ mình chịu khổ, chịu nhục để chờ con lớn lên chút nữa rồi tìm cách trốn nhưng khi chủ gia đình đạt được ý muốn là có một đứa cháu rồi nên họ không thiết tha gì đến sự có mặt của tôi nữa. Bởi thế, hễ tôi làm gì chưa ưng ý là họ đánh ngay. Đến lúc chịu không nổi, tôi quyết định phải rời khỏi ngôi nhà ác độc này mặc dù không biết những tháng ngày phía trước diễn ra như thế nào”.

Rồi trên đường bỏ trốn, M mở Zalo giãi bày tâm sự đời mình cho đỡ buồn chán. Không ngờ có một người tên là Thén Chàng kết bạn, bình luận những tâm sự của M với sự đồng cảm chân thành. M nhận thấy những chia sẻ chân tình nên cũng đáp lại bằng tình cảm của một nạn nhân đang bơ vơ trên đất khách, quê người. Sau đó, Thén Chàng từ tỉnh Quý Châu sang tỉnh Hà Bắc để gặp M. M kể: “Hôm gặp nhau, nghe tôi kể hết mọi sự tình, không ngờ anh ấy hết lòng thông cảm, đưa tôi về nhà giới thiệu với bố mẹ. Từ đó, tôi làm vợ Thén Chàng”.

M như tươi tắn lên khi cho biết mọi người trong gia đình mới rất tử tế, có tình thương yêu. Thén Chàng là người tốt bụng, biết thông cảm, sẻ chia. “Tôi về đây không phải làm việc nặng. Còn chồng làm thợ tại địa phương, ai thuê gì làm nấy. Hiện tôi đang mang thai tháng thứ sáu”, M nói.

Kể đến đây, M sang nhà hàng xóm gọi chồng về. Khi có chồng ở bên, M kể tiếp: “Do biết tôi nhớ nhà và muốn quay về Việt Nam để tố cáo với cơ quan công an về người đã lừa bán mình nên chồng xin phép gia đình đưa tôi về quê. Đây là một chuyến đi nhiều trắc trở bởi tôi bị lừa bán năm 13 tuổi, chưa có nhiều hiểu biết, ngay cả tên, địa chỉ huyện, tỉnh nơi quê nhà”.

Vì chỉ biết quê mình có thị trấn Hoà Bình (thuộc huyện Tương Dương) nên hôm 24/10, khi qua Cửa khẩu Lạng Sơn, M bảo chồng mua vé về Hoà Bình. Nhưng tới đây, M mới biết tỉnh Hoà Bình khác với thị trấn Hoà Bình của huyện Tương Dương. Thế là theo hướng dẫn của nhân viên bán vé bến xe Hoà Bình, hai vợ chồng quay về bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) mua vé về thị trấn Hoà Bình, huyện Tương Dương, Nghệ An. Tại đây, hai vợ chồng đi xe về bản, nhưng lại bị nhầm với một bản ở xã Nga Mi, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Được người dân địa phương chỉ dẫn cuối cùng, vợ chồng M đã về đến nhà, cách điểm bị lạc gần 100km đường rừng.

M bảo, giờ đã đến ngày trở lại nhà chồng nhưng cô phải chờ ý kiến của chính quyền địa phương và Công an huyện Tương Dương về thủ tục giấy tờ để làm hộ chiếu xuất cảnh sang Trung Quốc.

Trao đổi vụ việc này, Thượng tá Trần Phúc Tú - Trưởng Công an huyện Tương Dương cho biết: “Khi L.T.M và nam thanh niên người Trung Quốc có mặt tại địa phương, chúng tôi đã cử cán bộ nghiệp vụ có mặt ngay để tiếp cận, nắm bắt thông tin mới nhất. Vụ việc đang được xác minh khẩn trương để có biện pháp xử lí đối tượng buôn bán người trong vụ án này”.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Hành trình trở về của người phụ nữ 7 năm làm vợ xứ người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO