Hải Phòng: Cầu Đăng vừa khánh thành đường dẫn đã bị sạt lở

Thương hiệu công luận| 28/07/2018 08:40

Dự án cầu Đăng qua sông Hàn nối 2 huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng được giao Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng làm chủ đầu tư bằng nguồn ngân sách của thành phố. Tổng mức đầu tư hơn 172 tỷ đồng, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2018. Tuy nhiên, khi vừa mới khánh thành đường dẫn đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Hải Phòng: Cầu Đăng vừa khánh thành đường dẫn đã bị sạt lở

Đường dẫn cầu Đăng bị sạt, lộ ra rất nhiều cát.

Một người dân sống ở địa bàn huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng cho biết: “Từ sáng ngày 21/7, đường dẫn lên cầu Đăng phía bên xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng đã bị sạt lở nghiêm trọng ở chân cầu; các phương tiện giao thông di chuyển gặp nhiều khó khăn”.

Trong khi thi công giai đoạn 2 dự án cầu Đăng, đơn vị thi công phải mở rộng vào phần mặt đường 3m để đảm bảo độ dốc ta-luy hố đào nên đã phần nào ảnh hưởng đến đường dẫn cầu. Thêm nữa, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Sơn Tinh), mưa lớn kéo dài gây sạt lở ta-luy hố móng đang thi công trong phạm vi chiều dài hố móng gần 30m. Việc thi công này đã đúng quy trình? Liệu đây có phải là nguyên nhân gây sạt lở đường dẫn cầu Đăng?

Theo ghi nhân thực tế của PV: Ước tính đường dẫn cầu Đăng phía Tiên Lãng sạt dài 30m, độ rộng chiếm 1/3 làn đường và sâu trên 3m.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng cùng nhà thầu đã đổ đá dăm để gia cố tạm thời điểm sạt lở và hố móng ta-luy. Đồng thời phối hợp với nhà chức trách huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo cấm các phương tiện trên 3,5 tấn, xe khách trên 24 chỗ ngồi lưu thông qua cầu.

Trong khi thi công giai đoạn 2 dự án cầu Đăng, đơn vị thi công phải mở rộng vào phần mặt đường 3m để đảm bảo độ dốc ta-luy hố đào nên đã phần nào ảnh hưởng đến đường dẫn cầu. Thêm nữa, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Sơn Tinh), mưa lớn kéo dài gây sạt lở ta-luy hố móng đang thi công trong phạm vi chiều dài hố móng gần 30m. Việc thi công này đã đúng quy trình? Liệu đây có phải là nguyên nhân gây sạt lở đường dẫn cầu Đăng?

Theo quan sát, ước tính đường dẫn cầu Đăng phía Tiên Lãng sạt dài 30m, độ rộng chiếm 1/3 làn đường và sâu trên 3m.

Ông Đỗ Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng cho biết: “Cầu Đăng được đưa vào khai thác từ đầu năm 2018. Trong quá trình thi công, để đảm bảo tiến độ dự án và cũng để tiếp tục duy trì giao thông qua cầu phao Đăng nên nhà thầu mới hoàn tất việc thi công phần ta-luy bên phía giáp nhà dân, còn phần ta-luy phía giáp sông sẽ được thực hiện tại giai đoạn 2, sau đó nâng cấp và mở rộng đoạn đường từ ngã 3 xã Đoàn Lập tới chân cầu Đăng.

Đầu tháng 6/2018, giai đoạn 2 của dự án được khởi động. Nhà thầu triển khai thi công đường gom và phần tường chắn đường dẫn. Nhà thầu đã hoàn thành đường gom, đúc và đóng hơn 2.000m cọc bê tông cốt thép, đang đào móng để thi công bệ, thân tường chắn và các lớp kết cấu mặt đường phần mở rộng”.

Cũng theo ông Đỗ Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng cho biết: “Do móng tường chắn đặt sâu nên miệng hố móng phải mở rộng vào phần đường dẫn khoảng 3m, để đảm bảo độ dốc ta-luy hố đào. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão Sơn Tinh, mưa lớn ngày 21/7 gây ra sạt lở ta-tuy hố móng một đoạn dài hơn 30m”.

Hải Phòng: Cầu Đăng vừa khánh thành đường dẫn đã bị sạt lở

Hố sạt lở ăn vào rất sâu so với mặt cầu khoảng hơn 1m.

Theo phản ánh của người dân, cách đây khoảng 10 ngày, việc thi công giai đoạn 2 dự án đã làm đường dẫn cầu Đăng bị ảnh hưởng, có dấu hiệu rạn nứt, sạt lở. Sau đó, mưa liên tục ngấm vào đường, đến sáng 21/7 thì đường dẫn cầu bắt đầu sạt lở mạnh.

Và khi đường bị sạt lở, lại lộ ra toàn là cát? Tại sao cốt nền đường dẫn cầu lại có thể là cát được vì nếu cốt nền là cát thì sẽ rất dễ bị xói lở? Việc thi công này đã đúng quy trình chưa? Phải chăng nhà thầu thi công làm ăn gian dối, sử dụng không đúng vật liệu hay do hồ sơ thiết kế có vấn đề?

Lý giải về những thắc mắc trên, ông Đỗ Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Ban quản lý các dự án cầu Hải Phòng cho biết: “Phần sạt lở là phần ta-luy chúng tôi ấp tạm bằng cát chứ theo thiết kế kết cấu cốt nền đường là đất đồi – đất K98. Đơn vị thi công đã thi công đúng quy trình và sử dụng đúng vật liệu, đảm bảo chất lượng công trình.

Chủ đầu tư chúng tôi còn thành lập Ban quản lý để giám sát toàn bộ hoạt động của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát... Toàn bộ những rủi ro do thời tiết và phương án giải quyết sự cố, phương án thi công đã được tính toán và đưa vào dự toán của dự án. Vì vậy, việc khắc phục sạt lở này sẽ không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào”.

Tuy nhiên, ông Đỗ Tuấn Anh phủ nhận việc sạt lở là do yếu tố thời tiết: “Tôi không nói là do mưa bão dẫn đến sạt lở”, ông Tuấn Anh khẳng định.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu không phải do thời tiết, thì vì sao đường dẫn cầu Đăng lại bị sạt lở? Phải chăng lỗi do thiết kế hay do đơn vị thi công đã thi công ẩu? Việc duyệt hồ sơ thiết kế và phương án thi công được thực hiện như thế nào? Đề nghị chính quyền sở tại và các cơ quan chức năng của TP. Hải Phòng sớm vào cuộc điều tra, làm rõ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tìm kiếm kịch bản điện ảnh kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
    Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2030), Cục Điện ảnh triển khai chương trình đầu tư chiều sâu nhằm tạo nguồn kịch bản phim truyện điện ảnh.
  • Khám phá hành trình nghệ thuật của họa sĩ Huỳnh Phương Đông
    Sáng ngày 11/4/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hành trình Huỳnh Phương Đông”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam và gia đình họa sĩ tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 100 năm ngày sinh chiến sĩ - họa sĩ Huỳnh Phương Đông (22/4/1925 – 22/4/2025), .
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • [Podcast] Chùa Non Nước – Nơi hội tụ giá trị tâm linh, lịch sử của Thủ đô Hà Nội
    Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những công trình cổ kính nơi phố thị mà còn ẩn chứa những ngôi chùa linh thiêng giữa núi rừng xanh ngát. Một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh, gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng và lịch sử dân tộc chính là Chùa Non Nước – một danh thắng tọa lạc trên núi Sóc, huyện Sóc Sơn. Chùa Non Nước được hình thành từ thời Đinh, sư trụ trì chùa đầu tiên là Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu (933 - 1011) - hậu duệ của Ngô Quyền và là vị Quốc sư được triều đình nhà Đinh, Tiền Lê và Hậu Lý kính trọng.
  • Hai bệnh viện lớn nhất Việt Nam ký kết hợp tác y tế giai đoạn 2025 - 2030
    Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký kết hợp tác hướng đến nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phát triển vươn tầm khu vực, quốc tế.
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: Cầu Đăng vừa khánh thành đường dẫn đã bị sạt lở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO