Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau

Kim Thoa 08:23 04/10/2023

Tối 3/10, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban MTTQ thành phố tổ chức phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo và an sinh xã hội" năm 2023, hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động và Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động.

221413-vna_potal_ha_noi_phat_dong_thang_cao_diem_vi_nguoi_ngheo_va_an_sinh_xa_hoi_nam_2023_7013236.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tuyên dương, vinh danh các tập thể, đơn vị tiêu biểu, có đóng góp tích cực cho công tác giảm nghèo và an sinh xã hội của Thành phố. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Phát biểu khai mạc, phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định: Thực hiện bảo đảm an sinh xã hội và mục tiêu giảm nghèo bền vững, thành phố Hà Nội đã tập trung xây dựng các chính sách xã hội có tính bền vững; xác định chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và được thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ và khả năng nguồn lực của Thủ đô trong từng thời kỳ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh: Bảo đảm an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Thực hiện chủ trương đó, thành phố đã tập trung xây dựng các chính sách xã hội có tính bền vững; xác định chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và được thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ và khả năng nguồn lực của Thủ đô trong từng thời kỳ.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 08-CTr/TU về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”. HĐND, UBND thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định về chính sách đặc thù thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2022-2025; ban hành các quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố...

Bên cạnh những chính sách của Trung ương và TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cùng tổ chức đoàn thể các cấp, ngành đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

Tính đến nay, theo chuẩn nghèo đa chiều của Hà Nội giai đoạn 2022-2025, toàn thành phố còn 2.134 hộ nghèo (chiếm 0,095% tổng số hộ dân) và 22.263 hộ cận nghèo (chiếm 0,99% tổng số hộ dân). Hà Nội đặt mục tiêu hằng năm giảm từ 25% đến 30% số hộ nghèo và 10% số hộ cận nghèo; phấn đấu đến cuối năm 2025, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

“Tất cả những hành động đó cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội phát triển của người dân Thủ đô, góp phần ổn định chính trị, xã hội và tạo động lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vì nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, trong những năm qua, vẫn còn một bộ phận người dân gặp khó khăn trong cuộc sống như, nhà ở xuống cấp, thiếu phương tiện sản xuất, gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo... rất cần được quan tâm, hỗ trợ để họ có cuộc sống đủ đầy hơn, gia đình hạnh phúc hơn”- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, tiếp nối những kết quả đã đạt được, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023 sẽ là dịp để mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP và Nhân dân Thủ đô tiếp tục thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”; bằng những hành động thiết thực cụ thể, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, chung tay thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo; trao sinh kế, tạo giá đỡ an sinh, giúp người nghèo có cuộc sống tốt hơn và cơ hội thay đổi cuộc đời.

Tại lễ phát động, 128 tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ với tổng số tiền 50 tỷ 117 triệu đồng ủng hộ Tháng cao điểm “Vì người nghèo và an sinh xã hội" năm 2023; trong đó, Báo Hànộimới ủng hộ 50 triệu đồng Quỹ "Vì người nghèo" thành phố.

Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” thành phố trích Quỹ “Vì người nghèo” trao kinh phí hỗ trợ cho 245 hộ nghèo trên địa bàn thành phố, với tổng số tiền 10 tỷ 400 triệu đồng. Số kinh phí trên sẽ được phân bổ cho huyện, thị xã để xét chọn các hộ nghèo bảo đảm đúng tiêu chí, công khai, công bằng, minh bạch.

Người dân có thể ủng hộ theo địa chỉ: Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội (29 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm). Tên tài khoản: Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội - Quỹ “Vì người nghèo”. Số tài khoản: 3761.0.9057259.91046 tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội; hoặc tài khoản ngân hàng số: 1500201116868 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Hà Nội. Điện thoại: 0983.477.770 - 024.3939.3380./.

Bài liên quan
  • Hà Nội biểu dương doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức Đảng tiêu biểu
    Sáng 3/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương chủ doanh nghiệp và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể Nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn TP năm 2023.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO