Khảo sát về Chỉ số Tăng trưởng TP (CMI) năm 2017 của công ty tài chính JLL, khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng quyết định năng lực cạnh tranh của một TP trên trường quốc tế, trong hiện tại và tương lai.
Với hơn một nửa dân số thế giới đang sống trong các TP và đô thị hóa phát triển theo cấp số nhân, sự lớn mạnh của các TP đòi hỏi ngày càng nhiều yếu tố. Điểm nổi bật của các TP năng động nhất thế giới là công nghệ và đổi mới. Các TP linh hoạt, dễ thích ứng và có sức bật sẽ vươn lên dẫn đầu.
Khảo sát của JLL cho thấy các TP năng động nhất thế giới trải rộng khắp các khu vực, nhưng hơn một nửa top 30 nằm ở châu Á - Thái Bình Dương. Vị trí số một thuộc về Bangalore - trung tâm công nghệ của Ấn Độ. Đồng thời Ấn Độ đã chiếm vị trí dẫn đầu từ Trung Quốc về số lượng các TP phát triển nhanh nhất thế giới với 6 TP trong top 30.
Rõ ràng, các TP trên đều có mạng lưới ngày càng chặt chẽ, hầu hết vượt trội so với nền kinh tế quốc gia. Dù là trung tâm công nghệ mới tại khu vực như Nairobi, cửa ngõ thông tin toàn cầu vững chắc như London hay TP đang phát triển mạnh mẽ như Thượng Hải, tất cả đều đón nhận những thay đổi và công nghệ thông tin. Hơn nữa, các TP dẫn đầu còn tìm cách duy trì đà phát triển và đổi mới thông qua thúc đẩy năng lực nghiên cứu và giáo dục, đồng thời đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Môi trường và hạ tầng là yếu tố bổ sung
Chất lượng cuộc sống nổi lên như một yếu tố ngày càng quan trọng của động lực phát triển, bởi nó chính là chìa khóa để thu hút chất xám. Chẳng hạn như sự hạn chế về không gian sống ở
Môi trường cũng đang trở thành yếu tố tiên quyết đóng góp vào chỉ số. Mặc dù nằm trong top 30, nhưng
CMI không phải là thước đo TP đáng đầu tư nhất, mà để xác định sự chuyển mình và làm nổi bật các TP hoặc khu đô thị có khả năng định hình tốt nhất, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế biến động hơn bao giờ hết. Vị trí các TP thay đổi theo từng năm, chỉ có London, Thượng Hải và Thung lũng Silicon luôn nằm trong top 10 kể từ khi chỉ số lần đầu tiên công bố vào năm 2014.
Sự thay đổi ngắn hạn và dài hạn
Chỉ số này khảo sát 42 biến số trong 134 thành phố hoặc vùng đô thị. Các yếu tố có thể chia làm 3 nhóm lĩnh vực: 2 nhóm phản ánh sức mạnh cho những thay đổi ngắn hạn và một nhóm dùng để xác định tính bền vững kinh tế lâu dài.
Nhóm đầu tiên chiếm 40% điểm tổng kết bao gồm các yếu tố kinh tế - xã hội như GDP (tổng sản phẩm nội địa), dân số, khách hàng không, các trụ sở tập đoàn và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhóm thứ 2 chiếm 30%, tập trung vào bất động sản thương mại, xoay quanh những thay đổi liên quan đến xây dựng, lợi nhuận, đầu tư và tính minh bạch trong các cơ quan, lĩnh vực bán lẻ và khách sạn.
Nhóm thứ 3 bao gồm khả năng đổi mới năng lực công nghệ, sự tiếp cận với giáo dục và chất lượng môi trường. Nó chiếm 30% trong chỉ số. Nhờ tập trung vào giáo dục và môi trường, nền kinh tế mạnh, môi trường kinh doanh khuyến khích khởi nghiệp và đăng ký sở hữu trí tuệ, đồng thời có những bằng chứng vững chắc về tương lai, các TP này vượt lên hẳn.
Các tiêu chuẩn khác nhau
Danh sách gồm các TP đã có chỗ đứng vững chắc trên thế giới như London (xếp thứ 6), New York (xếp thứ 14), Paris (xếp thứ 17) và Los Angeles (xếp thứ 27), vốn là những nơi mở cửa với công nghệ và sự thay đổi, góp phần hoàn thiện môi trường doanh nghiệp đa dạng.
Bên cạnh đó, các TP như TP Hồ Chí Minh (xếp thứ 2) và Hà Nội (xếp thứ 8) có tiềm năng lớn, đang tiếp tục thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài - những người đặt cược vào sự chuyển đổi từ nền sản xuất nhân công giá rẻ sang các hoạt động mang lại giá trị cao.
Dù chiếm đa số trong top 30, sự chuyển mình của một số TP trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chậm lại. Ví dụ như
Nhìn chung, nhờ sự nhanh nhạy, nguồn năng lượng, khao khát tiếp thu và tạo ra thay đổi, các TP dẫn đầu về chỉ số CMI đang giúp định hình môi trường đô thị và tương lai. Nó đóng vai trò quan trọng bởi theo tính toán, đến năm 2050 dân số thành thị của thế giới sẽ tăng gấp đôi.