Hà Nội triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

kinhtedothi| 26/04/2022 11:44

Ngày 25/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội.

Tăng đầu tư cho phát triển văn hóa

Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội. Thực hiện quán triệt, tuyên truyền nội dung Chiến lược phát triển văn hóa đến năn 2030, đảm bảo xác định rõ nhận thức, trách nhiệm, hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và Nhân dân Thủ đô đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Tập trung phát triển văn hóa, con người Hà Nội, để phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vững Thủ đô.

TP Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là xây dựng và phát triển văn hoá, người Hà Nội toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, tác động của phát triển kinh tế xã hội, thiên tai, dịch bệnh và những tác động khác.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị, nông thôn, các đối tượng xã hội và đồng bào dân tộc.

Phát triển văn hóa trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội - Thành phố sáng tạo; quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

Tăng đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Hà Nội là một trong các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, có thương hiệu và là Thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.

Có cơ chế chính sách đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người Hà Nội.

Về mục tiêu cụ thể đến năm 2030, đối với nhóm chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, TP xác định giai đoạn đến năm 2025: Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%; Tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu Làng văn hóa: 65%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; Tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa: 100%.

100% các quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hoá Thể thao cấp huyện; 100% thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng. 70-73% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Giai đoạn đến năm 2030: Tỷ lệ công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa: 89-90%; Tỷ lệ thôn, làng được công nhận danh hiệu Làng văn hóa: 70%; Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 80%.

100% các quận, huyện, thị xã có Trung tâm Văn hoá Thể thao cấp huyện; 100% thôn, làng, tổ dân phố có nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí theo quy định. 75% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Phấn đấu 100% khu công nghiệp có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt văn hóa phục vụ công nhân, người lao động.

Về nhóm chỉ tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, TP Hà Nội phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu: Trên 95% di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, khoảng 70% di tích xếp hạng quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Hoàn thành chỉ tiêu được phê duyệt tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của HĐND TP về Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.  Hàng năm, có khoảng 20% di tích cấp Thành phố xuống cấp được tu bổ, tôn tạo bằng nguồn ngân sách và xã hội hóa.

Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 20/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố. Trong đó nêu rõ: Tập trung đầu tư các công trình thiết chế văn hóa, di tích lịch sử (nhất là Hoàng Thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Cổ Loa, Đền thờ Ngô Quyền) giai đoạn 2021 - 2025.

TP cũng đặt ra mục tiêu số di sản được lập hồ sơ khoa học đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là 15. Số di tích xếp hạng và nâng cấp xếp hạng: Di tích Quốc gia đặc biệt là 3, di tích cấp Quốc gia là 12, di tích cấp Thành phố là 100.

Về nhóm chỉ tiêu về văn hóa nghệ thuật, số vở diễn được dàn dựng mới và biểu diễn hàng năm là trên 18 vở. Số buổi biểu diễn chuyên nghiệp hàng năm là trên 3.000 buổi. Số phim tài liệu, tư liệu... được sản xuất hàng năm là trên 10 phim.

Về nhóm chỉ tiêu về công nghiệp văn hoá, giai đoạn đến năm 2025: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa xã hội; cải thiện hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại; hoàn thiện thể chế và sẵn sàng cho phát triển công nghiệp văn hóa có tính chuyên nghiệp; sản phẩm công nghiệp văn hóa có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, đậm bản sắc văn hoá Hà Nội, cạnh tranh được với các nước trong khu vực; giữ vững và phát triển thương hiệu thành phố sáng tạo. Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.

Giai đoạn đến năm 2030: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội trong tốp các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu và là thành phố sáng tạo có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố. Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm.

11 nhóm giải pháp cụ thể

Kế hoạch của UBND TP nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Về nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa, TP chú trọng mở rộng khả năng tiếp cân, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về văn hóa, nghệ thuật, trên cơ sở chủ động và phát huy thành quả của khoa học, kỹ thuật và chuyển đổi số. Chú trọng quản lý thông tin trên Internet, mạng xã hội để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho Nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên.

Về xây dựng con người Hà Nội, phát triển toàn diện, tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, từng bước hình thành các giá trị chuẩn mực góp phần phát triển toàn diện con người Hà Nội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế, thích ứng linh hoạt với tác động thiên tai, dịch bệnh… Nâng cao sức mạnh nội sung nhằm khắc phục những hạn chế; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa…

Phát triển công nghiệp văn hóa trên nguyên tắc bảo tồn và phá huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế đưa công nghiệp văn hóa thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh hướng đến mục tiêu trở thành công dân toàn cầu, Hà Nội trở thành Thành phố sáng tạo quảng bá hình ảnh Thủ đô và đất nước ra khu vực và thế giới.

Ngoài ra, TP tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa; tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật; chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa; ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa.

UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực, đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược văn hóa trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO